Thời hạn biệt phái đối với sĩ quan quân đội là bao nhiêu?

Chào ban biên tập, tôi đang là sĩ quan quân đội. Hôm trước tôi nhận được quyết định biệt phái công tác. Ban biên tập cho tôi hỏi, sĩ quan quân đội được biệt phái trong thời hạn bao lâu? Sĩ quan quân đội được biệt phái có nhiệm vụ gì? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Sĩ quan quân đội được biệt phái trong thời hạn bao lâu?

Tại Điều 5 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về thời hạn biệt phái đối với sĩ quan quân đội như sau:

1. Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm; khi cần thiết cấp có thẩm quyền điều động sĩ quan biệt phái xem xét, quyết định kéo dài thời hạn biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.
2. Khi cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hoặc do cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan đến biệt phái đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn.

Như vậy, nếu bạn là sĩ quan quân đội được biệt phái công tác thì thời gian biệt phái của của là 05 năm, trong trường hợp cần thiết thì bạn có thể bị kéo dài thời biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.

Sĩ quan quân đội được biệt phái trong thời hạn bao lâu?

Sĩ quan quân đội được biệt phái trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)

Sĩ quan quân đội được biệt phái có nhiệm vụ gì?

Tại Điều 10 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của sĩ quan quân đội được biệt phái như sau:

1. Sĩ quan biệt phái ở Bộ có nhiệm vụ :
a) Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh; công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.
2. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ :
a) Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;
b) Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;
c) Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
3. Sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục - đào tạo và các nhà trường có nhiệm vụ :
a) Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;
b) Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.
4. Sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.

Theo đó, nếu bạn được cử đi biệt phái thì tùy thuộc vào từng đơn vị biệt phái bạn sẽ có các nhiệm vụ tương ứng theo quy định của pháp luật nêu trên.

Quyền lợi của sĩ quân đội được biệt phái được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về quyền lợi của sĩ quan biệt phái như sau:

Sĩ quan biệt phái được hưởng các quyền lợi sau :
1. Được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, công tác phí, chế độ phúc lợi như cán bộ, công chức nơi sĩ quan đến biệt phái.
2. Được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, được cung cấp thông tin, tham dự các hoạt động của quân đội và nơi đến biệt phái có liên quan đến nhiệm vụ đang đảm nhiệm; được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
3. Được hưởng chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ, chính sách khác như đối với sĩ quan đang công tác trong quân đội có cùng cấp bậc quân hàm và nhóm chức vụ; được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp đặc thù nơi sĩ quan đến biệt phái (nếu có), nhưng không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền lương của lực lượng vũ trang. Trước khi làm nhiệm vụ biệt phái hoặc thôi làm nhiệm vụ biệt phái nếu có phụ cấp chức vụ, được bảo lưu thời gian hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.
4. Khi hết thời hạn biệt phái được bố trí về công tác tại cơ quan, đơn vị trước khi đi biệt phái đúng với chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp đặc biệt theo yêu cầu nhiệm vụ, mới bố trí về công tác ở cơ quan, đơn vị khác.

Trên đây là quy định của pháp luật về quyền lợi của sĩ quan quân đội biệt phái.

Trân trong!

Sĩ quan quân đội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sĩ quan quân đội
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ số BMI là gì? Sĩ quan quân đội có chỉ số BMI mức mấy thì đạt sức khỏe loại 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí, chức năng của sĩ quan quân đội? Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Phục vụ tại ngũ bao nhiêu năm thì xét thăng quân hàm sĩ quan quân đội từ Đại úy lên Thiếu tá?
Hỏi đáp pháp luật
Bác đi tù thì cháu có được thi trường quân đội hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểu mẫu, màu sắc biển tên của quân nhân, công chức quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội nhân dân năm 2019
Hỏi đáp pháp luật
Phải phục vụ trong quân đội bao nhiêu năm thì mới được huy chương chiến sỹ vẻ vang?
Hỏi đáp pháp luật
Mũ kêpi của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan
Hỏi đáp pháp luật
Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sĩ quan quân đội
Nguyễn Hữu Vi
1,163 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sĩ quan quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sĩ quan quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào