Văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
- Văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
Văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 30 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như sau:
Văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm gửi văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đơn vị chủ trì soạn thảo trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư này.
2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của Vụ Pháp chế/Hội đồng tư vấn thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản trước khi báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc ký gửi Bộ Tư pháp để thẩm định hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm gửi văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đơn vị chủ trì soạn thảo trong thời hạn. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của Vụ Pháp chế/Hội đồng tư vấn thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản trước khi báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc ký gửi Bộ Tư pháp để thẩm định hoặc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành.
Văn bản kiểm tra hồ sơ, báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)
Lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Theo Điều 31 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành hoặc ký trình cấp có thẩm quyền ký ban hành, phải lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách nội dung liên quan đến văn bản và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách đơn vị chủ trì soạn thảo.
2. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu có ý kiến đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì trực tiếp báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp (đối với dự án, dự tháo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) hoặc ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế (đối với thông tư và thông tư liên tịch) để lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm cho ý kiến và gửi lại đơn vị chủ trì soạn thảo.
5. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ký ban hành.
- Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành hoặc ký trình cấp có thẩm quyền ký ban hành, phải lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách nội dung liên quan đến văn bản và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách đơn vị chủ trì soạn thảo. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 nếu có ý kiến đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì trực tiếp báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp (đối với dự án, dự tháo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) hoặc ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế (đối với thông tư và thông tư liên tịch) để lấy ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm cho ý kiến và gửi lại đơn vị chủ trì soạn thảo.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ký ban hành.
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
Tại Điều 32 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế chuẩn bị hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định sau đây:
1. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
c) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
d) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo;
d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính;
e) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
g) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý;
h) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
2. Hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định;
b) Dự thảo nghị định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
c) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
d) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo Nghị định;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định;
e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật; bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật;
h) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định;
b) Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
c) Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;
d) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định; bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
4. Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý phải đồng thời được gửi đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Hồ sơ trình xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như sau:
a) Hồ sơ trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ quốc hội bao gồm tờ trình, dự thảo văn bản, báo cáo thẩm tra;
b) Hồ sơ trình dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm tờ trình, dự thảo văn bản, báo cáo thẩm định.
Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế chuẩn bị hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính phủ; Hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ; Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý phải đồng thời được gửi đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Hồ sơ trình xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?