Sử dụng Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài gặp lỗi kỹ thuật được xử lý như thế nào?
- Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài như thế nào?
- Tài khoản truy cập Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào?
- Khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả phải thực hiện đăng ký như thế nào?
Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài như sau:
Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử
1. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật (không phải lỗi của bên đi vay), bên đi vay tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài bằng văn bản. Sau khi sự cố được khắc phục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm cập nhật báo cáo của bên đi vay vào Trang điện tử trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của bên đi vay.
2. Trường hợp bên đi vay gặp lỗi kỹ thuật (do lỗi của bên đi vay), bên đi vay có trách nhiệm:
a) Tích cực chủ động, khẩn trương tìm giải pháp khắc phục lỗi hoặc chủ động phối hợp với bộ phận kỹ thuật phụ trách Trang điện tử tìm giải pháp khắc phục lỗi;
b) Tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả bằng văn bản theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) về sự cố kỹ thuật này;
c) Cập nhật báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả vào Trang điện tử ngay sau khi sự cố được khắc phục.
- Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật bên đi vay tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài bằng văn bản. Sau khi sự cố được khắc phục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cập nhật báo cáo của bên đi vay vào Trang điện tử trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của bên đi vay.
- Trường hợp bên đi vay gặp lỗi kỹ thuật (do lỗi của bên đi vay), bên đi vay có trách nhiệm:
+ Tích cực chủ động, khẩn trương tìm giải pháp khắc phục lỗi hoặc chủ động phối hợp với bộ phận kỹ thuật phụ trách Trang điện tử tìm giải pháp khắc phục lỗi;
+ Tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả bằng văn bản đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) về sự cố kỹ thuật này; Cập nhật báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả vào Trang điện tử ngay sau khi sự cố được khắc phục.
Sử dụng Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài gặp lỗi kỹ thuật được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản truy cập Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 12/2022/TT-NHNN tài khoản truy cập Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài được quy định như sau:
Tài khoản truy cập
1. Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người sử dụng gồm:
a) Bên đi vay;
b) Các công chức thuộc Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
2. Khi đã được cấp tài khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình.
3. Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay:
a) Người sử dụng điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Người sử dụng gửi tờ khai quy định tại điểm a Khoản này qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt và cấp tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối cấp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
4. Đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập:
a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập khi có thay đổi như sau: Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử;
b) Quy trình thực hiện:
Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin về tài khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
5. Thẩm quyền cấp và quản lý tài khoản truy cập:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính cấp và quản lý tài khoản truy cập cho bên đi vay trên địa bàn quản lý;
b) Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cấp và quản lý tài khoản truy cập cho các cá nhân, đơn vị quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người sử dụng gồm:
- Bên đi vay; Các công chức thuộc Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả phải thực hiện đăng ký như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả phải thực hiện đăng ký như sau:
Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 500 km đến dưới 850 km?