Khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập được thực hiện như thế nào?
Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập như sau:
Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập
1. Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài:
a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
b) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài cùng mở một tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp không cùng mở tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, các tổ chức này phải đảm bảo việc mở các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại cùng 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để tiếp tục trả nợ khoản vay nước ngoài;
c) Trường hợp một trong các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc sử dụng tài khoản để trả nợ khoản vay này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều này. Ngân hàng nơi các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài mở tài khoản để trả nợ khoản vay nước ngoài không bắt buộc phải là ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài.
Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay.
Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài.
Khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ khoản vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-NHNN nguyên tắc lập và gửi hồ sơ khoản vay nước ngoài được quy định như sau:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ
1. Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này theo 01 trong 02 cách thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Các tài liệu trong hồ sơ là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên đi vay về việc sao từ bản chính.
3. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do bên đi vay tự dịch hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Bên đi vay xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt với nội dung bằng tiếng nước ngoài.
4. Trường hợp bên đi vay đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi nhiều khoản vay nước ngoài tại cùng một thời điểm hoặc thực hiện trong thời gian Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) đang xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khác của bên đi vay, bên đi vay không cần nộp lại các thành phần hồ sơ có nội dung trùng nhau cho cơ quan đang xử lý thủ tục hành chính.
Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính theo 01 trong 02 cách thức sau: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước; Gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Các tài liệu trong hồ sơ là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên đi vay về việc sao từ bản chính. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do bên đi vay tự dịch hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Bên đi vay xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt với nội dung bằng tiếng nước ngoài.
- Trường hợp bên đi vay đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi nhiều khoản vay nước ngoài tại cùng một thời điểm hoặc thực hiện trong thời gian Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khác của bên đi vay, bên đi vay không cần nộp lại các thành phần hồ sơ có nội dung trùng nhau cho cơ quan đang xử lý thủ tục hành chính.
Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 12/2022/TT-NHNN trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài được quy định như sau:
Trang điện tử
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
2. Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng được đăng tải trên Trang điện tử.
3. Các bên đi vay thực hiện đăng ký tài khoản truy cập trên Trang điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Trang điện tử quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?