Quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm có nguyên tắc như thế nào?
- 1. Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm như thế nào?
- 2. Sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp như thế nào?
- 3. Nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài trong trường hợp nào?
1. Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm như sau:
1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;
c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
2. Sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp như sau:
1. Trường hợp bên đi vay lựa chọn khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi để giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, bên đi vay sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin liên quan đến khoản vay được đăng ký, khai báo thông tin về các nội dung đề nghị xác nhận đăng ký thay đổi trước khi gửi hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
2. Đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng Trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư này.
3. Nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài trong trường hợp nào?
Tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ 15/11/2022) nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài trong trường hợp sau:
Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài:
a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
b) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài cùng mở một tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp không cùng mở tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, các tổ chức này phải đảm bảo việc mở các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại cùng 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để tiếp tục trả nợ khoản vay nước ngoài;
c) Trường hợp một trong các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc sử dụng tài khoản để trả nợ khoản vay này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều này. Ngân hàng nơi các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài mở tài khoản để trả nợ khoản vay nước ngoài không bắt buộc phải là ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trân trọng!

Vũ Thiên Ân
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?