Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình là gì?

Bác sĩ gia đình thực hiện các công việc gì? Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình gồm những tài liệu nào? Vị trí, chức năng của cơ sở y học gia đình là gì? Chào anh/chị tôi đang có dự định trở thành bác sĩ gia đình, tuy nhiên tôi lại không biết là bác sĩ gia đình được thực hiện những công việc, nhiệm vụ gì?

Bác sĩ gia đình thực hiện các công việc gì?

Tại Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bác sĩ gia đình như sau:

Bác sĩ gia đình thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này theo phân công của người phụ trách chuyên môn của cơ sở y học gia đình.

Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT quy định nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình như sau:

a) Quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế).
b) Tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh:
- Tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe, tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm;
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng;
- Tiêm chủng;
- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
c) Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, dân số - kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
d) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;
- Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;
- Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:
+ Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;
+ Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.
Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.
đ) Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp; tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Bác sĩ gia đình sẽ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo quy định như trên. Trong thực tế khi làm bác sĩ gia đình bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ, công việc cấp có thẩm quyền quy định.

Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình là gì?

Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình là gì? (Hình từ Internet)

Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình gồm những tài liệu nào?

Theo Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BYT quy định văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình như sau:

Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và đã thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại, đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
2. Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:
a) Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;
b) Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng;
c) Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.
3. Bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).

Các văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình gồm những tài liệu theo quy định như trên.

Vị trí, chức năng của cơ sở y học gia đình là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT quy định vị trí, chức năng của cơ sở y học gia đình như sau:

Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.

Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.

Trân trọng!

Bác sĩ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bác sĩ
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng Bác sĩ lên Bác sĩ chính từ ngày 01/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2024 Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ có thẩm quyền ban hành bộ năng lực đánh giá hành nghề cho chức danh bác sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thâm niên công tác dành cho bác sĩ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ quân y gồm những gì? Ai có thẩm quyền cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ chuyên khoa 2 có được công nhận tương đương tiến sĩ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ chẩn đoán giới tính thai nhi có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ có được bán thuốc cho bệnh nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các khoản phụ cấp dành cho bác sĩ hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bác sĩ
1,992 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bác sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bác sĩ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào