Quy định về điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?

Điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như thế nào? Soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào? Soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?

Điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định điều chỉnh, bổ sung Chương trình như sau:

Điều chỉnh, bổ sung Chương trình
1. Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Đưa ra khỏi Chương trình đối với văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết ban hành hoặc không còn cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
b) Bổ sung vào Chương trình văn bản quy phạm pháp luật do yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Ủy ban Dân tộc hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các cam kết quốc tế;
c) Điều chỉnh thời gian trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc do chất lượng dự thảo văn bản không bảo đảm.
2. Trường hợp có sự điều chỉnh, bổ sung Chương trình trong năm, đơn vị đề nghị điều chỉnh, bổ sung có trách nhiệm báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp điều chỉnh, bổ sung Chương trình, trong đó nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và giải trình cụ thể. Đối với đề nghị bổ sung văn bản quy phạm pháp luật vào Chương trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này. Đối với đề nghị điều chỉnh thời gian trình đối với các văn bản đã có trong Chương trình, đơn vị đề nghị điều chỉnh phải lấy ý kiến, báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về việc điều chỉnh trước thời hạn trình/ban hành đã đăng ký trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
3. Vụ Pháp chế kiểm tra, tổng hợp đề nghị điều chỉnh, bổ sung Chương trình và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hằng năm.
4. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tính đến ngày 25 tháng 12 hàng năm và kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm điều chỉnh Chương trình trong năm đó vì lý do khách quan trên cơ sở đề xuất của đơn vị chủ trì.

Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau: Đưa ra khỏi Chương trình đối với văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết ban hành hoặc không còn cần thiết phải ban hành; Bổ sung vào Chương trình văn bản quy phạm pháp luật do yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Ủy ban Dân tộc hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các cam kết quốc tế; Điều chỉnh thời gian trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc do chất lượng dự thảo văn bản không bảo đảm.

Quy định về điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?

Quy định về điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)

Soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?

Theo Điều 20 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định như sau:

Soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định
1. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, việc soạn thảo được thực hiện thông qua Ban soạn thảo và Tổ biên tập theo quy định tại các Điều 52, Điều 53, Điều 54 của Luật và các Điều 25, Điều 26, Điều 27 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật và Chính phủ thông qua đối với nghị định quy định khoản 3 Điều 19 của Luật; bảo đảm tính thống nhất của nghị định với các quy định của văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật.
Trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập để soạn thảo nghị định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 90 của Luật và các Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không thành lập Ban soạn thảo thì đơn vị chủ trì soạn thảo có thể báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm thành lập Tổ biên tập để soạn thảo nghị định.

Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, việc soạn thảo được thực hiện thông qua Ban soạn thảo và Tổ biên tập. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức xây dựng dự thảo nghị định trên cơ sở các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?

Tại Điều 21 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch như sau:

Soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch
1. Việc soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch được thực hiện thông qua Tổ soạn thảo.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phải hoàn thành việc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định thành lập Tổ soạn thảo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Chương trình.
Tổ soạn thảo thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, thông tư liên tịch do Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo phải có thành phần gồm Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện Vụ Pháp chế, đại diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Tổ soạn thảo có trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết và tổ chức việc soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, đảm bảo tiến độ được giao theo Chương trình.
4. Trường hợp thông tư cần được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu tại khoản 1 Điều này hoặc các thông tư có yêu cầu xây dựng, trình hoặc ban hành gấp thì đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, cho phép soạn thảo văn bản mà không phải thành lập Tổ soạn thảo.

Việc soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch được thực hiện thông qua Tổ soạn thảo. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phải hoàn thành việc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định thành lập Tổ soạn thảo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Chương trình.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 29 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thông tin và truyền thông từ ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 ban hành khi nào? Còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 10 văn bản quy phạm liên quan đến lao động - tiền lương từ 15/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 05 2024 TT BXD bản word? Thông tư 05 2024 TT BXD có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Phan Hồng Công Minh
974 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào