Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
- Quy định trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
- Đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 2 Điều 19 của Luật ban hành VBQPLL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 3 Điều 19 của Luật ban hành VBQPLL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Quy định trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ. Hồ sơ trình Chính phủ gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật.
3. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt chậm nhất trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để gửi Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được gửi đến Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho năm sau hoặc năm tiếp theo của năm sau (năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ. Có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt chậm nhất trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để gửi Bộ Tư pháp.
- Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt phải được gửi đến Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho năm sau hoặc năm tiếp theo của năm sau.
Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)
Đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 2 Điều 19 của Luật ban hành VBQPLL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Theo Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định gồm các tài liệu quy định tại Điều 87 của Luật.
2. Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm gửi hồ sơ quy định tại khoản 1, Điều này đến Vụ Pháp chế để kiểm tra. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
a) Sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định;
b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật;
d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Thời gian dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản kiểm tra hồ sơ của Vụ Pháp chế phải nêu rõ hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đủ điều kiện, cần tiếp tục hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện trước khi báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3. Đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm để trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 89 của Luật; đồng thời gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi hồ sơ đến Vụ Pháp chế để kiểm tra. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm để trình Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
Đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 3 Điều 19 của Luật ban hành VBQPLL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Tại Điều 12 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật như sau:
Đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật
1. Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 của Luật.
Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định; lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan bằng các phương thức quy định tại Điều 86 của Luật và tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc trước khi gửi Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế kiểm tra gồm các tài liệu quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Vụ Pháp chế kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đơn vị đề nghị xây dựng gửi đến.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 88 của Luật. Văn bản kiểm tra hồ sơ phải thể hiện rõ ý kiến của Vụ Pháp chế về việc hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đủ điều kiện, hoặc không đủ điều kiện gửi Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi trình Chính phủ xem xét, thông qua.
4. Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và đồng thời gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Vụ Pháp chế khi trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại Điều 88 của Luật.
5. Trên cơ sở nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phê duyệt trước khi trình Chính phủ xem xét, thông qua theo quy định tại Điều 89 của Luật.
- Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng và có trách nhiệm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định; lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Vụ Pháp chế kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc trước khi gửi Bộ Tư pháp để thẩm định; kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đơn vị đề nghị xây dựng nghị định nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và đồng thời gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Vụ Pháp chế khi trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
- Bộ Tư pháp, đơn vị đề nghị xây dựng nghị định có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phê duyệt trước khi trình Chính phủ xem xét, thông qua.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?