Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc bao gồm?
- Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc quy định ra sao?
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc bao gồm?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết gồm các tài liệu quy định tại Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật).
2. Việc xây dựng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Theo đó, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết gồm các tài liệu quy định tại Điều 37 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật).
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại Điều 36 của Luật; Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Trong trường hợp cần thiết đơn vị chủ trì soạn thảo có thể lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng văn bản trước khi gửi hồ sơ lập đề nghị cho Vụ Pháp chế tổng hợp.
Như vậy, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại Điều 36 của Luật; Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chuẩn bị trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
a) Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế gồm các tài liệu quy định tại Điều 37 của Luật.
b) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hằng năm, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải gửi hồ sơ đến Vụ Pháp chế
2. Vụ Pháp chế kiểm tra đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do vụ, đơn vị đề nghị xây dựng gửi đến.
3. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Văn bản kiểm tra hồ sơ của Vụ Pháp chế phải nêu rõ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc quy định ra sao?
Theo Điều 9 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật, đồng thời, gửi hồ sơ đã được chỉnh lý cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?