Ủy ban Dân tộc chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình như thế nào?
- Chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc; phân công đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo.
2. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách cho ý kiến chỉ đạo, đôn đốc đối với đơn vị chủ trì soạn thảo về tiến độ, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về việc đảm bảo tiến độ và chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Theo đó, việc chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc thuộc về các Bộ trưởng, Chủ nhiệm, các Thứ trưởng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
Ủy ban Dân tộc chỉ đạo công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình như thế nào? (Hình từ Internet)
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại Chương II và Chương III, Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14, ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc thực hiện theo Chương V, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP); khoản 13, 15, 16 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Như vậy, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc được quy định theo pháp luật nêu trên.
Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
1. Việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Luật, pháp lệnh.
b) Nghị quyết của Quốc hội quy định thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
c) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.
2. Trước khi triển khai việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều này, các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản.
b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
c) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách.
d) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
đ) Xác định rõ thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian gửi xin ý kiến Vụ Pháp chế, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định, thời gian trình Chính phủ xem xét, thông qua.
e) Gửi Vụ Pháp chế cho ý kiến đối với các nội dung nêu tại điểm c, d, đ trước khi báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc xem xét, phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?