Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông là gì?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông ra sao?
- Nội dung quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh địa phận hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông là gì?
Tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông như sau:
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Triển khai thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các huyện thuộc các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông bào gồm:
- Triển khai thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các huyện thuộc các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi chưa khai thác;
- Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được báo tin xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gì trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông ra sao?
Tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông như sau:
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
b) Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh;
c) Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông là:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép;
- Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh;
- Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Nội dung quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh địa phận hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Tại Điều 32 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về nội dung quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh địa phận hành chính cấp tỉnh như sau:
Quy chế phối hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan; bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh và có các nội dung chính sau đây:
1. Trách nhiệm trao đổi thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản gồm: thông tin chung về tình hình hoạt động khoáng sản tại khu vực giáp ranh; thông tin về hoạt động khoáng sản trên địa bàn khu vực giáp ranh của Ủy ban nhân dân các cấp; thông tin về giấy phép thăm dò/khai thác cát, sỏi lòng sông, khoáng sản khác (nếu có) đã cấp; số lượng, biển hiệu phương tiện, thiết bị tham gia khai thác, vận chuyển cát sỏi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật (bến bãi tập kết vật liệu).
2. Phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông không có giấy phép; phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; trách nhiệm của Công an tỉnh trong việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn địa phương; trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong việc xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính cấp tỉnh.
4. Phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn vùng giáp ranh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?