Quy định về khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị như thế nào?
Khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:
Khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe
1. Đối tượng khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được khám sức khỏe trước khi đi đào tạo sĩ quan dự bị;
b) Sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên, được kiểm tra sức khỏe định kỳ 02 năm một lần;
c) Sĩ quan dự bị chưa sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên.
2. Lập kế hoạch khám, kiểm tra sức khỏe
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, căn cứ số lượng sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương, chỉ tiêu tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị, phối hợp với phòng y tế cấp huyện lập kế hoạch khám, kiểm tra sức khỏe cho sĩ quan dự bị đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên và đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
b) Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các học viện, trường đại học có trụ sở trên địa bàn cấp huyện, có trách nhiệm hiệp đồng với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sở tại trong việc khám, kiểm tra sức khỏe cho sĩ quan dự bị và đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị.
3. Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe
a) Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám sức khỏe cho người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị; tổ kiểm tra sức khỏe kiểm tra đối với sĩ quan dự bị theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận khám, kiểm tra, phân loại sức khỏe;
b) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, có trách nhiệm triệu tập sĩ quan dự bị và đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị để khám, kiểm tra sức khỏe;
c) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm gửi giấy triệu tập khám, kiểm tra sức khỏe của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện đến từng đối tượng được khám, kiểm tra sức khỏe;
d) Sĩ quan dự bị và đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị đến khám, kiểm tra sức khỏe phải xuất trình giấy triệu tập khám, kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) hoặc thẻ sĩ quan dự bị;
đ) Đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị do Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp dưới trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập kế hoạch và tổ chức khám tuyển.
4. Kết luận, phân loại sức khỏe sĩ quan dự bị, đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị thực hiện theo các quy định tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Quản lý hồ sơ sức khỏe sĩ quan dự bị, đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
a) Sổ sức khỏe sĩ quan dự bị do tổ kiểm tra sức khỏe cấp huyện lập, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý; kết quả kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị được ghi chép đầy đủ vào sổ sức khỏe của từng sĩ quan dự bị để quản lý;
b) Phiếu khám sức khỏe của đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị thực hiện theo mẫu phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự do Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện lập; khi tổ chức khám sức khỏe xong, bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị) hoặc bàn giao cho cơ sở giáo dục đại học (đối với sinh viên khi tốt nghiệp đại học) để hoàn thiện hồ sơ đào tạo sĩ quan dự bị;
c) Phiếu sức khỏe của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị do Hội đồng khám sức khỏe đơn vị cấp dưới trực tiếp đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập; khi tổ chức khám sức khỏe xong, bàn giao phiếu sức khỏe cho các đơn vị để hoàn thiện hồ sơ đào tạo sĩ quan dự bị;
d) Kết quả khám, kiểm tra sức khỏe được lưu vào hồ sơ của sĩ quan dự bị.
6. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí bảo đảm khám sức khỏe cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng;
b) Kinh phí khám, kiểm tra sức khỏe cho đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm;
c) Kinh phí bảo đảm khám sức khỏe cho đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, đối tượng khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị bao gồm:
- Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được khám sức khỏe trước khi đi đào tạo sĩ quan dự bị;
- Sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên, được kiểm tra sức khỏe định kỳ 02 năm một lần;
- Sĩ quan dự bị chưa sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên.
Quy định về khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị như thế nào? (Hình từ Internet)
Phúc tra sĩ quan dự bị theo quy định mới nhất?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về nội dung trên như sau:
Phúc tra sĩ quan dự bị
1. Hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập kế hoạch phúc tra sĩ quan dự bị hiện có tại địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; hiệp đồng với đơn vị dự bị động viên phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên; chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu, hoặc người đại diện hợp pháp có trụ sở trên địa bàn tổ chức phúc tra sĩ quan dự bị chưa sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
2. Phương pháp phúc tra
a) Trực tiếp gặp sĩ quan dự bị, trường hợp sĩ quan dự bị đi vắng thì gặp người đại diện trong gia đình hoặc người đại diện cơ quan quản lý sĩ quan dự bị để nắm và đối chiếu hồ sơ;
b) Trực tiếp gặp trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức để nắm tình hình những sĩ quan dự bị đã về địa phương hoặc cơ quan, tổ chức chưa đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị hoặc sĩ quan dự bị đi khỏi địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nhưng chưa đăng ký di chuyển.
3. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí phúc tra sĩ quan dự bị của địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm;
b) Kinh phí phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập kế hoạch phúc tra sĩ quan dự bị hiện có tại địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; hiệp đồng với đơn vị dự bị động viên phúc tra sĩ quan dự bị đã sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên; chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, nơi không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu, hoặc người đại diện hợp pháp có trụ sở trên địa bàn tổ chức phúc tra sĩ quan dự bị chưa sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?