Khi làm thêm giờ, người lao động làm việc tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh sẽ nhận tối thiểu bao nhiêu tiền cho mỗi giờ làm thêm?
Khi làm thêm giờ, người lao động làm việc tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh sẽ nhận được tối thiểu bao nhiêu tiền cho mỗi giờ làm thêm?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật hiện hành không quy định mức lương tối thiểu khi người lao động làm thêm giờ. Tuy nhiên, pháp luật quy định người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Chính vì vậy, Khi làm thêm giờ, người lao động làm việc tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (thuộc vùng I) sẽ nhận được tối thiểu số tiền cho mỗi giờ làm thêm như sau:
Làm thêm vào ngày thường: 22.500 đồng*150% = 33.750 đồng/giờ làm thêm.
Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần: 22.500 đồng * 200% = 45.000 đồng/giờ làm thêm.
Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: 22.500 đồng * 300% = 67.500 đồng/giờ làm thêm.
Khi làm thêm giờ, người lao động làm việc tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh sẽ nhận tối thiểu bao nhiêu tiền cho mỗi giờ làm thêm? (Hình từ Internet)
Trường hợp ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì tiền lương được chi trả như thế nào?
Tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, người sử dụng lao động phải trả lương theo hợp đồng lao động nếu người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.
Hình thức trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
Tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hình thức trả lương như sau:
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hình thức trả lương cho người lao động sẽ được thực hiện như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?