Có thể kiêm nhiệm nghề quản lý, thanh lý tài sản với Thừa phát lại không?
Thừa phát lại có thể kiêm nhiệm nghề quản lý, thanh lý tài sản không?
Tại Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm, như sau:
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Với quy định trên, bạn khi đã là Thừa phát lại thì không được phép hành nghề thanh lý, quản lý tài sản.
Có thể kiêm nhiệm nghề quản lý, thanh lý tài sản với Thừa phát lại không? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định miễn nhiệm Thừa phát lại, theo đó:
1. Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân.
Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc hành nghề của Thừa phát lại tại địa phương mình. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức xác minh hoặc tự mình xác minh bảo đảm các căn cứ miễn nhiệm đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân hành nghề Thừa phát lại nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị miễn nhiệm.
Trân trọng!
Học Viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM?
Học Viện Tư Pháp tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại khóa 10 lần 1 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân có được bổ nhiệm lại hay không?
Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong những trường hợp nào?
Quyền yêu cầu thi hành án của Thừa phát lại được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị chuyển nhượng văn phòng thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại?
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Trưởng văn phòng thừa phát lại có bắt buộc phải là thừa phát lại không?
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm lại thừa phát lại mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Nguyễn Minh Tài
Chia sẻ trên Facebook
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?