Có bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt các giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch bằng tiếng nước ngoài?
Giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch bằng tiếng nước ngoài có bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định hợp pháp hóa lãnh sự, dịch giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch sang tiếng Việt như sau:
Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, anh/chị khi chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải dịch những giấy tờ đó sang tiếng Việt, bản dịch sẽ phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt các giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch bằng tiếng nước ngoài? (Hình từ Internet)
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ ở đâu?
Theo Điều 3 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch như sau:
1. Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định này, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú.
Yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó thực hiện.
2. Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
3. Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
4. Cơ quan thụ lý hồ sơ lập danh mục đầy đủ các giấy tờ trong từng hồ sơ, kèm danh sách những người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch theo mẫu quy định.
Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ phải xác minh về nhân thân.
Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
5. Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho người yêu cầu. Người yêu cầu trả kết quả qua hệ thống bưu chính phải nộp chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính.
6. Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Theo đó, anh/chị xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi anh/chị cư trú. Nơi cư trú ở đây có thể là nơi đăng ký trường trú hoặc đăng ký tạm trú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?