Nhiều người tham ô bị tử hình, còn nhiều người khác thì không, tại sao vậy? Tham ô mà sau đó đã trả lại hết tài sản tham ô thì có bị đi tù không?
Tại sao có nhiều người tham ô bị tử hình, còn nhiều người khác thì không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Có thể nói, tội tham ô tài sản thì vẫn áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, có một nguyên tắc cơ bản được quy định trong bộ luật hình sự, cụ thể tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp tham ô hay nhận hối lộ số tiền rất lớn nhưng họ đáp ứng điều kiện đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì tòa sẽ không áp dụng hình phạt tử hình, còn ngược lại nếu không đáp ứng điều kiện trên sẽ ra phán quyết dựa trên tính chất, mức độ và giá trị tham nhũng, với mức cao nhất là tử hình.
Nhiều người tham ô bị tử hình, còn nhiều người khác thì không, tại sao vậy? Tham ô mà sau đó đã trả lại hết tài sản tham ô thì có bị đi tù không? (Hình từ Internet)
Tham ô giá trị bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
Như vậy, xét về giá trị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp nêu trên như đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu theo quy định pháp luật trên.
Tham ô mà sau đó đã trả lại hết tài sản tham ô thì có bị đi tù không?
Căn cứ Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
...
Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Do đó, vấn đề nộp lại tài sản tham ô là một điều kiện để thoát khỏi án tử hình đối với bản án quy định mức cao nhất là tử hình và xét thấy khai báo đầy đủ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải có thể là tình tiết giảm nhẹ còn việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn được thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?