Được hoãn thi hành phạt tù bao lâu đối với phụ nữ đang mang thai?

Chào anh chị luật sư, vợ tôi bị kết án 3 năm tù vì tội đánh bạc và đang được tạm hoạn thi hành án vì hiện tại vợ tôi đang mang thai. Luật sư cho tôi hỏi, phụ nữ đang mang thai được tạm hoãn thi hành phạt tù bao lâu? Phụ nữ mang thai bị kết án tù 3 năm có được miễn chấp hành án tù không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Phụ nữ đang mang thai được tạm hoãn thi hành phạt tù bao lâu?

Tại Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu vợ bạn bị kết án tù nhưng đang mang thai thì vợ bạn được tạm hoãn thi hành án tù đến khi con của bạn đủ 36 tuổi theo quy định pháp luật.

Được hoãn thi hành phạt tù bao lâu đối với phụ nữ đang mang thai?

Được hoãn thi hành phạt tù bao lâu đối với phụ nữ đang mang thai? (Hình từ Internet)

Phụ nữ mang thai bị kết án tù 3 năm có được miễn chấp hành án tù không?

Tại Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt tù như sau:

1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Theo đó, nếu vợ bạn đang mang thai bị kết án 3 năm thuộc các trường hợp theo quy định nêu theo quy định của pháp luật thì vợ bạn được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định.

Phụ nữ đang mang thai để được giảm mức hình phạt đã tuyên thì phải đáp ứng các điều kiện nào?

Tại Điều 63 Bộ luật hình sự 2015 quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.
Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.
5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.

Trên đây là các điều kiện để được giảm mức hình phạt tù theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hoãn chấp hành hình phạt tù
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hoãn chấp hành hình phạt tù
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được hoãn chấp hành hình phạt tù? Phụ nữ mang thai được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ nữ có thai được hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng tiếp tục phạm tội thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Những điều kiện để hoãn chấp hành hình phạt tù? Trình tự và thủ tục như thế nào để đề nghị hoãn chấp hành án phát tù?
Hỏi đáp pháp luật
Phụ nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn thi hành hình phạt tù đến khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hoãn hình phạt tù vì phải nuôi con nhỏ và người mẹ đã lớn tuổi không?
Hỏi đáp pháp luật
Phụ nữ có thai được hoãn đi tù đến khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phụ nữ đang mang thai thì có bị phạt đi tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoãn chấp hành hình phạt tù
Nguyễn Hữu Vi
434 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào