Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
- Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào?
- Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào?
Tại Điều 9 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Tài nguyên nước đối với các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố như; Lưu lượng khai thác sử dụng đã được cấp phép; Chất lượng nguồn nước sinh hoạt khai thác đầu vào theo quy chuẩn quốc gia hiện hành về nước mặt/ nước dưới đất; lưu lượng và chất lượng nước thải xả thải đã được cấp phép; chất lượng nguồn tiếp nhận (đối với xả thải trực tiếp ra lưu vực sông); các cam kết, trách nhiệm của đơn vị sản xuất nước sạch phải thực hiện trong quá trình cấp phép (thiết bị đo lưu lượng, quan trắc định kỳ, quan trắc tự động online thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác, xả nước thải,...).
Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về nước sạch theo quy định.
2. Tiếp nhận thông tin về chất lượng nước từ hệ thống cấp nước của các đơn vị cấp nước; chia sẻ thông tin liên quan đến công tác giám sát tự động online chất lượng nước cho các Sở ngành, các đơn vị cấp nước để khắc phục, xử lý theo quy định những chỉ tiêu chất lượng nước không đảm bảo quy chuẩn; đảm bảo tính chính xác, kịp thời và an ninh thông tin về dữ liệu giám sát chất lượng hệ thống cấp nước sạch theo quy định.
3. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát chất lượng nước thô đầu vào (nước mặt, nước dưới đất) định kỳ, đột xuất của các đơn vị cung cấp nước trên địa bàn Thành phố.
4. Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch.
5. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố tham mưu UBND Thành phố làm việc với Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành phố trong quá trình điều tiết, kiểm soát chất lượng nguồn nước có tính chất liên tỉnh.
6. Xác định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trình UBND Thành phố phê duyệt; Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước trên địa bàn thành phố.
7. Xây dựng phân vùng xả thải đối với các lưu vực, các sông là nguồn cung cấp đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nước sạch trên địa bàn Thành phố.
8. Lập danh mục các đơn vị cung cấp nước sạch phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động và hệ thống camera an ninh để cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
9. Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các đơn vị cung cấp nước sạch nghiêm túc thực hiện khoanh định vùng bảo hộ vệ sinh và lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động.
10. Giám sát, theo dõi, phát hiện và tham gia ứng phó, khắc phục, giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền.
11. Tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm, xây dựng lộ trình giảm dần khai thác nước ngầm.
Trên đây là trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định thế nào?
Tại Điều 10 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về cấp nước, chất lượng nước sạch đầu ra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước sạch.
2. Chủ trì, phối hợp đôn đốc các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ triển khai công tác khắc phục sự cố (bao gồm hệ thống và chất lượng), đảm bảo cấp nước đáp ứng yêu cầu trong thời gian sớm nhất phục vụ sinh hoạt cho người dân khi có sự cố xảy ra.
3. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận thông tin về chất lượng nước của các đơn vị, hệ thống cấp nước trên địa bàn Thành phố để yêu cầu các đơn vị cấp nước phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị.
4. Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra, giám sát công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố do các Công ty cấp nước được giao quản lý theo quy định.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát đinh kỳ hoặc khi có sự cố liên quan đến an toàn hệ thống cấp nước và dịch vụ cấp nước.
6. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất trên địa bàn Thành phố do Sở Xây dựng thực hiện.
7. Phối hợp với Sở Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch trong các cụm công nghiệp.
Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như trên.
Trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Tại Điều 11 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đinh kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.
2. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc kiểm tra, giám sát vệ sinh, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định.
3. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Y tế.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.
5. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thông báo kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện có liên quan.
Trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?