Tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm gì trong bảo đảm an ninh hàng không?
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo đảm an ninh hàng không?
Căn cứ Điều 119 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo đảm an ninh hàng không như sau:
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Thông tư này, chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho các hoạt động của mình thông qua việc giao kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm an ninh với người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình;
c) Đảm bảo cho những cán bộ, nhân viên có liên quan được huấn luyện về an ninh hàng không theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không;
đ) Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có chứa chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt, hãng hàng không phải cung cấp túi nhựa an ninh để đựng chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (kèm theo phiếu mua hàng) khi bán cho hành khách tại các cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Phiếu mua hàng có ghi các nội dung: ngày bán hàng (ngày/tháng/năm); mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không); số chuyến bay; tên hành khách (nếu có); số lượng và danh sách hàng trong túi.
3. Hành khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Hành khách phải tuyệt đối chấp hành các chỉ dẫn về an ninh, trật tự của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mệnh lệnh của thành viên tổ bay. Trong trường hợp không tuân thủ thì căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành khách phải biết nội dung và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành lý mang theo người hoặc ký gửi lên tàu bay; tổ chức, cá nhân gửi hàng hóa, bưu gửi phải biết nội dung của hàng hóa, bưu gửi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay.
4. Nhân viên hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không; trong khi thực hiện nhiệm vụ không được uống rượu, bia; nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, căn cứ tính chất, mức độ vụ việc vi phạm sẽ bị thu hồi thẻ kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên hàng không.
2. Kinh phí bảo đảm an ninh hàng không?
Tại Điều 120 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định về kinh phí bảo đảm an ninh hàng không như sau:
1. Cục Hàng không Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, trình Bộ Giao thông vận tải và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không thuộc trách nhiệm của mình được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?