Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm gì trong bảo đảm an ninh hàng không?

Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong bảo đảm an ninh hàng không? Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay trong bảo đảm an ninh hàng không?

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong bảo đảm an ninh hàng không?

Căn cứ Điều 117 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong bảo đảm an ninh hàng không như sau:

1. Xây dựng quy chế an ninh hàng không bao gồm phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; cung cấp quy chế an ninh hàng không được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát an ninh hàng không của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Tổ chức việc bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp.

3. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ngoài khu vực cảng hàng không theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp.

5. Thu thập thông tin, tình hình, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở để tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.

6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, khảo sát, điều tra an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.

7. Trong phạm vi nội bộ do mình quản lý, chịu trách nhiệm:

a) Xác định khu vực hạn chế của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định;

b) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ;

c) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không dân dụng do mình quản lý chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ theo quy định;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không, trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.

8. Tổ chức ký kết các văn bản phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền, công an địa phương, đơn vị quân đội liên quan nơi có cơ sở cung cấp dịch vụ.

9. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.

10. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

11. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải thực hiện các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.

12. Phối hợp với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay trong bảo đảm an ninh hàng không?

Theo Điều 118 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay trong bảo đảm an ninh hàng không như sau:

1. Xây dựng chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt, chấp thuận; cung cấp toàn bộ chương trình an ninh đã được phê duyệt, chấp thuận cho Cảng vụ hàng không để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ.

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện về an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và những vi phạm khác liên quan đến tàu bay trong thời gian tàu bay đang khai thác, không khai thác. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không quản lý cảng hàng không liên quan đến hoạt động của hãng hàng không, người khai thác tàu bay.

4. Thực hiện kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trước chuyến bay, phối hợp lục soát an ninh tàu bay khi có thông tin đe dọa theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay đang bay.

5. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam:

a) Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, duy trì an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay và bảo đảm an ninh cho hoạt động khai thác tàu bay ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;

b) Tổ chức hệ thống quản lý an ninh hàng không theo quy định tại Điều 92, Điều 93, Điều 96 và Điều 97 Thông tư này;

c) Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của hãng tại cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước; bảo đảm kinh phí cho Cục Hàng không Việt Nam tham gia hoạt động khảo sát, đánh giá của hãng tại cảng hàng không nước ngoài;

d) Phối hợp thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở; tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định;

đ) Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay theo quy định;

e) Bố trí chỗ ngồi trên chuyến bay cho nhân viên an ninh trên không đi làm nhiệm vụ trên chuyến bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

g) Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo quy định;

h) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không của hãng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật bao gồm cả thông tin cá nhân của hành khách;

i) Phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không bằng các hình thức thích hợp cho hành khách đi tàu bay;

k) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam các khác biệt trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình nhà chức trách hàng không nước ngoài so với pháp luật Việt Nam. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.

6. Hãng hàng không nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam; chỉ định và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về bảo đảm an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam.

7. Khi làm thủ tục bán vé đi tàu bay, hãng hàng không phải yêu cầu hành khách cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi làm thủ tục tiếp nhận đăng ký vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, hãng hàng không phải thông báo cho khách hàng chính sách khác biệt của hãng đối với việc vận chuyển các vật phẩm đặc biệt quy định tại Điều 52 của Thông tư này hoặc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự (nếu có).

8. Phối hợp với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Dịch vụ
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên đại lý thuế có thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu bao nhiêu giờ một năm?
Hỏi đáp pháp luật
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại do thương nhân thực hiện thì mức giảm giá tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập đối với hộ gia đình bị tạm dừng hỗ trợ và đưa ra khỏi danh sách như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để kết nối thông tin từ đất liền ra đảo? 
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm gì trong bảo đảm an ninh hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty dịch vụ tư vấn du học được phép ký hợp đồng vừa đi du học vừa đi làm việc với học sinh tự túc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ
1,546 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dịch vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào