Quy định về quản lý hoạt động, quản lý chất lượng, quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là gì?
Quản lý hoạt động, quản lý chất lượng, quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh như thế nào?
Tại Điều 34 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về quản lý hoạt động, quản lý chất lượng, quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh như sau:
- VNMAC là cơ quan điều phối, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ ở Việt Nam.
- Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo văn kiện chương trình, dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt theo sự điều phối của VNMAC và sự quản lý của các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Các tổ chức nước ngoài thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, quy trình quản lý chất lượng theo văn kiện chương trình, dự án được phê duyệt. Các chỉ tiêu chất lượng phải phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01/2012/BQP ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ Quốc phòng.
VNMAC và các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng các chương trình, dự án, nhiệm vụ do các tổ chức nước ngoài thực hiện.
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trong phạm vi hoạt động theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và được quyền kết nối, sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn từ cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quy định về quản lý hoạt động, quản lý chất lượng, quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là gì? (Hình từ Internet)
Việc thanh tra, kiểm tra quản lý, hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định ra sao?
Tại Điều 35 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về thanh tra, kiểm tra quản lý, hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
- Cơ quan thanh tra quốc phòng các cấp thực hiện việc thanh tra chuyên ngành đối với các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Bộ Tư lệnh Công binh thực hiện kiểm tra đối với các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn trong nước trừ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Khoản 3 Điều này.
- VNMAC thực hiện việc kiểm tra đối với các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn nước ngoài, tài trợ quốc tế và các chương trình, dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.
Mẫu chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là gì?
Tại Mẫu 1 Phụ lục I Mẫu chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về mẫu chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ như sau:
Mẫu số 01: Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
CHƯƠNG TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ
(Giai đoạn ...)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Đặc điểm tình hình
Khái quát, phân tích, đánh giá thực hạng ô nhiễm bom mìn vật nổ hiện tại; ảnh hưởng của bom mìn vật nổ đến việc phát triển kinh tế xã hội; thực trạng, nguồn lực và khả năng khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ.
2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh giai đoạn trước.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian thực hiện
2. Phạm vi hoạt động chương trình
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH
V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu thực hiện chương trình
- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro;
- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều, tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn;
- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn;
- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn;
- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu;
- Các chỉ tiêu đánh giá khác.
2. Giải pháp thực hiện chương trình
- Giải pháp chính sách và cơ chế;
- Giải pháp nguồn vốn;
- Giải pháp nhân lực.
VI. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
VII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Quản lý, điều hành
2. Phân công tổ chức thực hiện
VIII. CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
1. Xác định các ưu tiên
2. Các dự án thuộc chương trình
2.1. Dự án điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ
2.2. Các dự án rà phá bom mìn
2.3. Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn
2.4. Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn
2.5. Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng lồng ghép với các chương trình tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ.
2.6. Các dự án khác phục vụ chương trình
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?