Quy định về đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
- Đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh ra sao?
- Quy định đề xuất, xây dựng chương trình và áp dụng quy chuẩn về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn là gì?
- Công nhận, cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ đào tạo điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thế nào?
Đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh ra sao?
Tại Điều 30 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
- Tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ năng lực, vi phạm pháp luật và các quy định tại Thông tư này sẽ bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 06 tháng.
- Tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bị thu hồi chứng chỉ năng lực trong các trường hợp sau:
+) Thực hiện sai mục đích, chức năng, nhiệm vụ;
+) Không tuân thủ các yêu cầu, quy định có liên quan đến lĩnh vực điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
+) Vi phạm 03 lần về công tác an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-5:2014, thực hiện chế độ báo cáo quản lý thông tin và các quy định của Thông tư này;
+) Không chấp hành kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng;
+) Đã bị đình chỉ hoạt động 02 lần.
- Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định đình chỉ, thu hồi chứng chỉ năng lực của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Quy định về đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định đề xuất, xây dựng chương trình và áp dụng quy chuẩn về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn là gì?
Tại Điều 31 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về đề xuất, xây dựng chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn như sau:
- Đề xuất hợp tác quốc tế, xây dựng chương trình, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là nội dung thuộc chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn của cấp tỉnh và cấp quốc gia.
- Quy trình đề xuất, xây dựng và phê duyệt chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ bằng nguồn vốn nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản pháp luật liên quan.
- Các chương trình, dự án, nhiệm vụ điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sử dụng vốn nước ngoài phải được VNMAC thẩm định về chủ trương, mục tiêu, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật áp dụng, các vấn đề về an ninh quốc phòng, an toàn và môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tại Điều 32 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức trong khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ như sau:
- Các tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ ở Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn khắc phục bom mìn quốc tế (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn IMAS) hoặc các tiêu chuẩn trong khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam.
- Các quy trình điều tra, khảo sát, rà phá, tiêu hủy bom mìn vật nổ và áp dụng công nghệ mới phải được VNMAC hoặc cơ quan thẩm định độc lập công nhận phù hợp với tiêu chuẩn IMAS, quy định của pháp luật và quy chuẩn Việt Nam về an toàn và quản lý chất lượng.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức được lựa chọn phải được thể hiện rõ trong các biên bản ghi nhớ và các văn bản thỏa thuận giữa nhà tài trợ, cơ quan tiếp nhận tài trợ và đơn vị thực hiện.
Công nhận, cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ đào tạo điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thế nào?
Tại Điều 33 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về công nhận, cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ đào tạo điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
- Hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Quy trình, nội dung thẩm định, công nhận và cấp chứng chỉ năng lực cho các cá nhân, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn IMAS.
- Chứng chỉ đào tạo đội trưởng, giám sát viên, kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài có chức năng cấp phù hợp tiêu chuẩn IMAS, còn hiệu lực thì được công nhận hoạt động tại Việt Nam..
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?