Có cần phải công chứng ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông không?
Uỷ quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông có cần phải công chứng không?
Tôi được triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông tuy nhiên, do bận nhiều việc không tham dự được nên tôi muốn ủy quyền cho một người khác tham dự cuộc họp thay tôi. Cho hỏi giấy ủy quyền này có cần công chứng, chứng thực hay không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, như sau:
- Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.
- Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
Như vậy, theo quy định trên việc bạn ủy quyền cho người khác tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì phải lập thành văn bản. Tuy nhiên không có quy định về việc bắt buộc văn bản này phải được công chứng, chứng thực. Do đó, bạn không cần phải công chứng, chứng thực giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông.
Thời hạn yêu cầu hủy bỏ biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông là bao lâu?
Thời hạn yêu cầu hủy bỏ biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông là trong bao lâu? Nhờ hỗ trợ giúp quy định.
Trả lời:
Theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, theo đó:
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 của Luật này;
2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Như vậy, nếu kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến trên có sai phạm theo quy định thì cổ đông, nhóm cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ theo quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản.
Thời hạn gửi kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông?
Pháp luật có quy định nào về thời hạn gửi kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông hay không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 Quy định:
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945?
- Từ 01/03/2023, Cục Thanh tra không là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện đúng không?
- Thời điểm hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hoạt động cách mạng trước 01/ 01/1945 là khi nào?
- Các hoạt động chuyên môn khác của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy đổi ra giờ chuẩn theo quy định mới như thế nào?
- Trường hợp nào Đảng viên được cấp lại huy hiệu Đảng bị mất? Khi nào Đảng viên được tặng huy hiệu Đảng?