Vấn đề xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án liên quan đến tham nhũng?
Xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án liên quan đến tham nhũng?
Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án như sau:
Xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án
Trường hợp vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) thì việc xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt được thực hiện như sau:
1. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là căn cứ xác định “phạm tội 02 lần trở lên”, trừ trường hợp các hành vi phạm tội bị xem xét, xử lý hình sự trong các giai đoạn là độc lập với nhau;
2. Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo, nếu họ có đủ các điều kiện khác để được hưởng án treo;
3. Việc quyết định hình phạt trong từng bản án, quyết định phải bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của các bản án không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại do tội phạm gây ra.
Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ. Do bước đầu chỉ chứng minh được A gây thiệt hại tài sản trị giá 100.000.000 đồng nên cơ quan tiến hành tố tụng đã quyết định tách thành 02 vụ án, xử lý trước đối với A về hành vi gây thiệt hại số tiền 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó ở giai đoạn 2 cơ quan tiến hành tố tụng lại chứng minh được hành vi của A còn gây thiệt hại tài sản trị giá 350.000.000 đồng. Tại giai đoạn 1, Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Hình sự kết án A 05 năm tù về tội lạm quyền trong thi hành công vụ. Khi xét xử vụ án ở giai đoạn 2, A tiếp tục bị truy tố theo khoản 2 Điều của 357 của Bộ luật Hình sự, để bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của cả 02 bản án không vượt quá mức cao nhất của khoản này thì Tòa án chỉ được quyết định hình phạt không quá 05 năm tù đối với A.
Trường hợp vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) thì việc xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt được thực hiện như sau:
+ Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là căn cứ xác định “phạm tội 02 lần trở lên”, trừ trường hợp các hành vi phạm tội bị xem xét, xử lý hình sự trong các giai đoạn là độc lập với nhau;
+ Không coi việc người phạm tội đã bị kết án trong vụ án trước đó là có nhân thân không tốt để không cho hưởng án treo, nếu họ có đủ các điều kiện khác để được hưởng án treo;
+ Việc quyết định hình phạt trong từng bản án, quyết định phải bảo đảm khi tổng hợp hình phạt của các bản án không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản bị chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại do tội phạm gây ra.
Xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp tách vụ án liên quan đến tham nhũng? (Hình từ Internet)
Xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra?
Căn cứ Điều 10 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định về xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra như sau:
Xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra
1. Trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ xử lý hình sự được xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm thực hiện liên tục, kéo dài thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm kết thúc hành vi phạm tội. Đối với trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng bị phát hiện, ngăn chặn thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện, ngăn chặn.
2. Thiệt hại tài sản làm căn cứ để xử lý hình sự tùy từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Trường hợp thiệt hại xảy ra tại thời điểm tội phạm được thực hiện thì thiệt hại được xác định tại thời điểm này; đối với tội phạm liên tục, kéo dài thì thiệt hại được xác định tại thời điểm tội phạm được phát hiện ngăn chặn hoặc tội phạm kết thúc.
b) Trường hợp thiệt hại xảy ra hoặc kéo dài sau khi tội phạm được thực hiện hoặc sau khi tội phạm đã kết thúc thì thiệt hại được xác định tại thời điểm thiệt hại được ngăn chặn.
c) Trường hợp không thể xác định được thiệt hại theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này thì thiệt hại được xác định tại thời điểm khởi tố vụ án.
3. Việc xem xét trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Trị giá tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ xử lý hình sự được xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm thực hiện liên tục, kéo dài thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm kết thúc hành vi phạm tội. Đối với trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng bị phát hiện, ngăn chặn thì trị giá tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện, ngăn chặn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?