Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm những nội dung nào?

Nội dung về chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm những gì? Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở do ai chịu? Các trường hợp nào phải thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhà ở?

Nội dung về chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 168 Luật Nhà ở 2014 thì chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm có những nội dung sau đây:

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia:
- Quan điểm phát triển nhà ở;
- Mục tiêu phát triển nhà ở bao gồm diện tích nhà ở tối thiểu, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và toàn quốc; tỷ lệ phát triển các loại nhà ở; nhu cầu diện tích nhà ở xã hội cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở;
- Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nhà ở, trong đó xác định rõ các chương trình mục tiêu phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội;
- Trách nhiệm của cơ quan chức năng ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phát triển và quản lý nhà ở;
- Các nội dung khác có liên quan.

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Quan điểm phát triển nhà ở; Mục tiêu phát triển nhà ở bao gồm diện tích nhà ở tối thiểu, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại đô thị, nông thôn và toàn quốc; tỷ lệ phát triển các loại nhà ở; nhu cầu diện tích nhà ở xã hội cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở;

Nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nhà ở, trong đó xác định rõ các chương trình mục tiêu phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội; Trách nhiệm của cơ quan chức năng ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phát triển và quản lý nhà ở; Các nội dung khác có liên quan.

Nội dung về chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm những gì? (Hình từ Internet)

Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở do ai chịu?

Theo khoản 4 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 thì kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định cụ thể như sau:

Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở
+ Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014.

Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở do chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ.

Các trường hợp nào phải thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhà ở?

Theo khoản 1 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 thì các trường hợp cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật Nhà ở 2014 mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

- Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật Nhà ở 2014.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở 2014.

- Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

+ Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

Chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

Trân trọng!

Phát triển nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phát triển nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu tiêu chí quy hoạch đất phát triển nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm gì? Nội dung kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phát triển nhà ở
Nguyễn Minh Tài
483 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phát triển nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào