Việc tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng thuộc trách nhiệm của đơn vị nào?
- Trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng thuộc cơ quan nào?
- Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng quy định thế nào?
- Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng được quy định như thế nào?
Trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng thuộc cơ quan nào?
Tại Điều 30 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng như sau:
1. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Thanh tra Sở Xây dựng;
đ) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố;
e) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố;
g) Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố.
2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng;
đ) Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố;
e) Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố;
g) Trưởng Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố.
Trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng thuộc cơ quan Nhà nước và các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin nêu trên.
Trật tự xây dựng (Hình từ Internet)
Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng quy định thế nào?
Tại Điều 31 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng như sau:
1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm quy định tại Điều 30 của Quy chế này, có trách nhiệm kịp thời phân công thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày.
2. Trong trường hợp thông tin về một công trình vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyển tiếp đến người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 của Quy chế này. Việc chuyển tiếp thông tin phải được cập nhật vào sổ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định.
Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng do thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên kịp thời kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày.
Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng được quy định như thế nào?
Tại Điều 32 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng như sau:
1. Thanh tra viên, cán bộ, công chức và nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với:
a) Công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng theo quy định; công trình xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng; công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng theo quy định pháp luật.
b) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
c) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
đ) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý (trong khi chờ Đề án thí điểm Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Ủy ban nhân dân huyện-quận được phê duyệt, Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân huyện-quận thực hiện công tác này) đối với:
a) Nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng.
b) Dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.
c) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d) Công trình, bộ phận công trình xây dựng phát sinh sau khi công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo giấy phép xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp hoặc đã được cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở hoặc khu đô thị.
4. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với:
a) Công trình xây dựng do Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
b) Công trình xây dựng do các Bộ và cơ quan ngang Bộ phê duyệt; do các Sở chuyên ngành cấp hoặc phê duyệt (trừ công trình thuộc bí mật Nhà nước; công trình quốc phòng, an ninh; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp; công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên).
5. Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đối với công trình do Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố cấp giấy phép xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
Trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng thuộc về thanh tra viên, cán bộ, công chức và nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; Thanh tra Sở Xây dựng và Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?