Trước hôn nhân có được lập hợp đồng không?
Có được lập hợp đồng trước hôn nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.
Tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Pháp luật hôn nhân và gia đình không có bất kỳ quy định nào điều chỉnh về hợp đồng tiền hôn nhân. Tuy nhiên, có thể xem đây là một dạng thỏa thuận mang tính chất ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa các bên khi ký kết. Hai bạn có nguyện vọng lập hợp đồng tiền hôn nhân, thỏa thuận trước về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn là nguyện vọng chính đáng và được pháp luật công nhận.
Hợp đồng tiền hôn nhân (Hình từ Internet)
Bán đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải có sự đồng ý của cả 2 vợ chồng không?
Theo quy định Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Theo quy định trên thì khi định đoạt một số tài sản chung quan trọng của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng. Trường hợp nếu người vợ đã ủy quyền định đoạt cho người chồng, việc ủy quyền đó được thành lập thành văn bản tại văn phòng công chứng thì khi chuyển nhượng không cần phải có sự đồng ý của người vợ trong văn bản chuyển nhượng.
Chia tài sản chung trong hôn nhân như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể như sau:
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong thời kỳ hôn nhân thì bạn có thể thỏa thuận chia 1 phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng, nhưng thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?