Công nghệ tiên tiến theo Luật chuyển giao công nghệ là gì? Những đối tượng công nghệ nào được chuyển giao?

Công nghệ tiên tiến theo Luật chuyển giao công nghệ là gì? Những đối tượng công nghệ nào được chuyển giao? Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp nào?

Công nghệ tiên tiến theo Luật chuyển giao công nghệ là gì?

Tại Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định như sau:

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí quyết là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Bí quyết bao gồm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ.
2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
3. Công nghệ tiên tiến là công nghệ có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, đã được ứng dụng trong thực tiễn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội và thân thiện với môi trường.
4. Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra hoặc ứng dụng tại Việt Nam hoặc trên thế giới, có trình độ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng trong thực tiễn và khả năng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
5. Công nghệ sạch là công nghệ phát thải ở mức thấp chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện có.
6. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
11. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là hoạt động khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, chuyển giao, hoạt động khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
12. Ươm tạo công nghệ là quá trình nhằm tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc từ công nghệ chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
13. Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ là quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
14. Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ là cơ sở cung cấp các điều kiện theo quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết phục vụ việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
15. Đổi mới công nghệ là hoạt động thay thế một phần hoặc toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một phần hoặc toàn bộ công nghệ khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
16. Giải mã công nghệ là quá trình tìm nguyên lý công nghệ thông qua nghiên cứu, phân tích cấu trúc, thiết kế, chức năng và hoạt động của một thiết bị, đối tượng, hệ thống cần giải mã nhằm bảo trì, khai thác, cải tiến hoặc tạo ra thiết bị, đối tượng, hệ thống mới có tính năng tương đương hoặc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
17. Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, hiệu quả kinh tế, tác động của công nghệ đến môi trường, kinh tế - xã hội.
18. Thẩm định giá công nghệ là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá công nghệ xác định giá trị bằng tiền của công nghệ phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
19. Giám định công nghệ là hoạt động xác định các chỉ tiêu của công nghệ đạt được trong quá trình ứng dụng so với các chỉ tiêu đã được các bên thỏa thuận.
20. Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ tìm kiếm đối tác để thực hiện chuyển giao công nghệ.
21. Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ lựa chọn, ứng dụng công nghệ; khai thác thông tin công nghệ, thông tin sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đàm phán, ký kết và thực hiện chuyển giao công nghệ.
22. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, điểm kết nối cung cầu công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.

Công nghệ tiên tiến là công nghệ có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, đã được ứng dụng trong thực tiễn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội và thân thiện với môi trường.

Công nghệ tiên tiến theo Luật chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)

Những đối tượng công nghệ nào được chuyển giao?

Căn cứ Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao, theo đó:

1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định công nghệ hạn chế chuyển giao gồm:

1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau:

- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển; Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;

- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước; Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm; Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển giao công nghệ
Nguyễn Minh Tài
2,915 lượt xem
Chuyển giao công nghệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển giao công nghệ
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên giao công nghệ có phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba do vi phạm hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào? Tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ được hỗ trợ các nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thanh toán chuyển giao công nghệ có được thực hiện bằng phương thức chuyển giá trị thành vốn góp vào doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển giao công nghệ trong nước có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là chuyển giao công nghệ trong nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào