Có thể thay mũ bảo hiểm bằng nón bảo hộ lao động không?
Nón bảo hộ lao động có thể thay nón bảo hiểm không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sungđiểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về mũ bảo hiểm như sau:
1. Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông (sau đây viết tắt là mũ bảo hiểm) là mũ có đủ các tính năng sau:
a) Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này;
b) Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh mũ bảo hiểm gồm các hoạt động: bán buôn, bán lẻ, đại lý mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
Theo đó, người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Đối tượng sử dụng nón bảo hộ lao động là những người tham gia lao động trên công trình, cơ sở sản xuất nhằm hạn chế tai nạn lao động chứ không phải dùng để đội khi tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động cũng có chức năng tương tự, nếu mũ bảo hiểm lao động đáp ứng các điều kiện kể trên thì vẫn có thể đội khi tham gia giao thông.
Nón bảo hộ lao động có thể thay nón bảo hiểm không (Hình từ Internet)
Người ngồi sau không đội nón bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”;
Như vậy, người tham giao giao thông khi ngồi sau không đội nón bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Người điều khiển, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm sử dụng nón bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Theo quy định trên, người tham giao giao thông phải đội nón bảo hiểm đúng quy định pháp luật, đeo quai đúng theo hướng dẫn trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mũ bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế?
- Đã có Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Ngày 8 tháng 1 là ngày gì? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Đã có Thông tư 51/2024/TT-BYT thực hiện công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
- Đã có Thông tư 56/2024/TT-BYT quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện?