Việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì nhiệm vụ của Sở Xây dựng là gì?
- Nhiệm vụ của Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định ra sao?
Nhiệm vụ của Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nhiệm vụ của Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Nhiệm vụ của Sở Xây dựng
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, điều hành chung công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; nắm bắt tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
b) Kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền; tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác cấp giấy phép xây dựng, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
c) Thông tin kết quả cấp giấy phép xây dựng, kết quả xử lý vi phạm đối với các công trình do Sở Xây dựng cấp phép đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình được cấp phép để phối hợp quản lý (thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông tin kết quả cấp giấy phép xây dựng hoặc kết quả xử lý công trình vi phạm).
d) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn để thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, đôn đốc việc xử lý các trường hợp vi phạm nêu trên.
đ) Giám sát, kiểm tra lại việc xử lý các hành vi vi phạm đã được thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này và có toàn quyền kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu lực lượng chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không xử lý kịp thời. Đồng thời, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nhưng không được kiểm tra, xử lý theo quy định.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và người dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông và các cơ quan truyền thông của thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng trên địa bàn Thành phố.
g) Định kỳ 03 tháng, tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với Ủy ban nhân dân huyện-quận để tổng hợp tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
h) Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
i) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng về tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt, việc khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật.
Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ nêu trên.
Quản lý trật tự xây dựng (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
2. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng
a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều này.
b) Báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ.
d) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là xử phạt vi phạm hành chính) trong trường hợp vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
đ) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng; xử lý các cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; Báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn;
+ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm xây dựng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng; xử lý các cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định ra sao?
Tại khoản 1 Điều 7 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng về việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng
a) Giúp Giám đốc Sở Xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố và kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đội Thanh tra địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Sở Xây dựng về tình hình quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền phụ trách.
b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các kết quả kiểm tra, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội Thanh tra địa bàn để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc các Đội Thanh tra địa bàn khắc phục các sai phạm, tồn tại trong quá trình kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng; xử lý trách nhiệm công chức Thanh tra Sở do thiếu trách nhiệm để xảy ra các sai phạm.
d) Tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo định kỳ và đột xuất.
đ) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
e) Chỉ đạo, đôn đốc Đội Thanh tra địa bàn tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tham mưu đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng.
g) Giúp Giám đốc Sở Xây dựng thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Thanh tra Sở Xây dựng giúp Giám đốc Sở Xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các kết quả kiểm tra, hồ sơ xử lý vi phạm của các Đội Thanh tra địa bàn để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc khắc phục các sai phạm, tồn tại.
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo định kỳ và đột xuất. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
+ Chỉ đạo, đôn đốc Đội Thanh tra địa bàn tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tham mưu đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng. Giúp Giám đốc Sở Xây dựng thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?