Được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân khi có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục từ bao nhiêu năm trở lên?
Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục từ bao nhiêu năm trở lên được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân?
Tại Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình, ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;
3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên;
4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân).
Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế của cá nhân hoặc của bộ phim, chương trình, vở diễn, tiết mục được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, thiếu giải thưởng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng được Hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cụ thể sau:
- Nghệ sĩ là người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi, có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật;
- Nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước;
- Nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã có thời gian hoạt động nghệ thuật liên tục 22 năm trong ngành nghệ thuật nên mẹ bạn sẽ được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân khi đáp ứng thêm các điều kiện khác nêu trên.
Được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân khi có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục từ bao nhiêu năm trở lên? (Hình từ Internet)
Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sử dụng để chi cho các hoạt động nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” như sau:
1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” sử dụng để chi cho các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu tại Hội đồng các cấp;
b) Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng các cấp, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu;
c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;
d) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
đ) Họp báo công bố kết quả của Hội đồng các cấp;
e) Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân sử dụng để chi cho các hoạt động:
Xây dựng, triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu tại Hội đồng các cấp; Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng các cấp, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu; Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;
Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân; Họp báo công bố kết quả của Hội đồng các cấp; Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?