Bộ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong mối quan hệ với chính quyền địa phương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương?
- Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?
- Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân?
- Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
4. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của mình và trả lời bằng văn bản trong thời hạn pháp luật quy định.
Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương có các nhiệm vụ và quyền hạn:
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của mình và trả lời bằng văn bản trong thời hạn pháp luật quy định.
Bộ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong mối quan hệ với chính quyền địa phương? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc liên quan đến các Bộ khác, Bộ trưởng phải chủ động làm việc với Bộ trưởng có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân?
Theo Điều 28 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân
1. Báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
2. Trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
4. Báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân có trách nhiệm báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội
1. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội như sau:
+ Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chính quyền địa phương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?