05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?

05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào? Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào? Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?

05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như sau:


1. Quản lý chặt chẽ theo chuỗi đối với giống các loài cây trồng lâm nghiệp chính, khuyến khích thực hiện đối với các giống cây trồng lâm nghiệp khác, để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng giống.
2. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp, các hoạt động quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc: Quản lý chặt chẽ theo chuỗi đối với giống các loài cây trồng lâm nghiệp chính. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp về sở hữu trí tuệ. Chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động liên quan. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản, quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?

05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp
1. Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;
c) Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp;
d) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế,...) theo quy định của pháp luật.

Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây: Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp; Hoạt động khoa học và công nghệ quy định.

Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.

Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư: Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống quý, hiếm, đặc sản, giống bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.

Trân trọng!

Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giống cây trồng
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng tên trùng với tên giống cây trồng đã được bảo hộ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ 15/07/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành tại Việt Nam thì có được phép nhập khẩu về để nghiên cứu không?
Hỏi đáp pháp luật
05 nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được tiến hành khảo nghiệm tính khác biệt của giống cây trồng tại nhiều địa điểm không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Biểu mẫu Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về biểu mẫu bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp (đối với hạt giống)?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp có hiệu lực trong bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giống cây trồng
846 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào