Có được mang thai hộ khi là phụ nữ độc thân không? Xử lý như thế nào với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Phụ nữ độc thân có được mang thai hộ không?
Tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, là phụ nữ độc thân có thể mang thai hộ nếu như đáp ứng được những điều kiện: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Trường hợp của bạn thì việc bạn có độc thân hay không nó không ảnh hưởng đến điều kiện để bạn mang thai hộ. Xét những lý do sau:
Thứ nhất, bạn không phải là người thân cùng hàng với 2 người đấy, bạn chỉ là hàng xóm.
Thứ hai, bạn cũng chưa từng mang thai và sinh con một lần nào cả.
Do đó, bạn không thể mang thai hộ giúp cho vợ chồng anh M và chị L.
Mang thai hộ (Hình từ Internet)
Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?
Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
Căn cứ Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm quy định về sinh con như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2.Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại Điều 187 Bộ luật hình sự 2015 tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định:
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, theo quy định trên thì mang thai hộ vì mục đích thương mại là một hành vi vi phạm pháp luật. Bạn mang thai hộ và nhận tiền thì đấy là hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Đối với hành vi này thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp của bạn thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu như bạn thực hiện việc mang thai hộ với mục đích thương mại, ngoài ra bạn còn phải nộp lại số lợi bất hợp phát có được từ việc đó.
Còn về truy cứu trách nhiệm hình sự người nào có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?