Quy định về hình thức tham gia quản lý của người lao động trong EVN?
Hình thức tham gia quản lý của người lao động trong EVN gồm những gì?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định hình thức tham gia quản lý của người lao động như sau:
Người lao động trong EVN tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Thông qua Hội nghị người lao động hoặc Đại hội công nhân viên chức của EVN.
2. Thông qua việc tham gia của đại diện tổ chức Công đoàn trong các cuộc họp Hội đồng thành viên EVN, họp giao ban và hội nghị triển khai công tác của Văn phòng và các Ban chuyên môn của EVN.
3. Thông qua đối thoại giữa người quản lý EVN và tập thể người lao động.
4. Thông qua tổ chức Công đoàn.
5. Thông qua hòm thư góp ý.
6. Người quản lý EVN tiếp người lao động theo định kỳ.
Người lao động trong EVN tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
+ Thông qua Hội nghị người lao động hoặc Đại hội công nhân viên chức của EVN; Việc tham gia của đại diện tổ chức Công đoàn trong các cuộc họp Hội đồng thành viên EVN, họp giao ban và hội nghị triển khai công tác của Văn phòng và các Ban chuyên môn của EVN; Thông qua đối thoại giữa người quản lý EVN và tập thể người lao động; Thông qua tổ chức Công đoàn; Thông qua hòm thư góp ý; Người quản lý EVN tiếp người lao động theo định kỳ.
Hình thức tham gia quản lý của người lao động trong EVN (Hình từ Internet)
Quy định về quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam EVN?
Theo Điều 57 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam như sau:
EVN, các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết thực hiện quan hệ phối hợp chung như sau:
1. Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận giữa EVN và các doanh nghiệp tham gia Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
2. EVN căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung quy định tại Điều lệ này và các hoạt động chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam:
a) Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh;
b) Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên;
c) Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê;
d) Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
đ) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản;
e) Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
g) Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường;
h) Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ;
i) Đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; sử dụng tên gọi, nhãn hiệu, thương hiệu của EVN;
k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
l) Quản lý công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội;
m) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên.
EVN, các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết thực hiện quan hệ phối hợp chung như sau: Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận giữa EVN và các doanh nghiệp tham gia Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. EVN căn cứ quyền hạn, trách nhiệm làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung quy định tại Điều lệ này và các hoạt động chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam:
Việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của EVN được quy định ra sao?
Tại Điều 58 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của EVN như sau:
1. EVN xây dựng, quản lý Hệ thống nhãn hiệu EVN và thống nhất áp dụng đối với các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
2. Nhãn hiệu, thương hiệu của EVN được tính bằng tiền theo quy định để chuyển thành vốn góp của EVN vào các doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật.
EVN xây dựng, quản lý Hệ thống nhãn hiệu EVN và thống nhất áp dụng đối với các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Nhãn hiệu, thương hiệu của EVN được tính bằng tiền để chuyển thành vốn góp của EVN vào các doanh nghiệp thành viên.
Quan hệ giữa EVN và các đơn vị trực thuộc EVN như thế nào?
Theo Điều 59 Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định quan hệ giữa EVN và các đơn vị trực thuộc EVN như sau:
1. Đơn vị trực thuộc EVN thực hiện chế độ phân cấp theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Hội đồng thành viên EVN phê duyệt; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị trong và ngoài EVN; được hạch toán chi phí hoạt động vào chi phí của EVN.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc EVN được quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng mua, bán tài sản, hợp đồng thuê, cho thuê, hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác theo Quy chế phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên EVN và các quy định của pháp luật.
Đơn vị trực thuộc EVN thực hiện chế độ phân cấp tại Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Hội đồng thành viên EVN phê duyệt; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị trong và ngoài EVN; được hạch toán chi phí hoạt động vào chi phí của EVN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 nêu: “Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành ....' gì?
- Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe được phục hồi điểm khi nào?