Tự nguyện đóng góp tiền để xây dựng nhà văn hóa thôn thì có đưa vào ngân sách nhà nước ở xã không?
Tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng nhà văn hóa thôn thì có đưa vào ngân sách nhà nước ở xã không?
Tại Điều 17 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về các hoạt động tài chính của thôn, bản như sau:
1. Các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân để sử dụng vào các mục đích cụ thể phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng thôn, bản do thôn, bản trực tiếp huy động và không đưa vào ngân sách xã.
2. Việc huy động chỉ được thực hiện sau khi có sự thống nhất, tự nguyện của nhân dân về chủ trương, mức huy động và phải báo cáo Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã phải hướng dẫn thôn, bản mở sổ sách ghi chép đầy đủ, cụ thể các khoản thu, chi và công khai với nhân dân kết quả huy động, sử dụng các nguồn tài chính trên. Khoản huy động chỉ được sử dụng cho đúng nội dung công việc cụ thể mà nhân dân đã thống nhất. Trường hợp tiền huy động chưa sử dụng, thôn, bản có thể nhờ xã gửi vào tài khoản tiền gửi của xã tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp. Được nhân dân trong thôn thống nhất, thôn có thể gửi tiền huy động chưa sử dụng vào tài khoản tiền gửi của thôn mở tại ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng. Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra (khi cần thiết) về tài chính đối với hoạt động tài chính thôn, bản.
Căn cứ theo quy định hiện hành, đối với khoản đóng góp tự nguyện ở thôn xây dựng nhà văn hóa của nhân dân nhằm phục vụ lợi ích chung thì sẽ không đưa vào ngân sách xã.
Tự nguyện đóng góp tiền để xây dựng nhà văn hóa thôn thì có đưa vào ngân sách nhà nước ở xã không? (Hình từ Internet)
Các hoạt động tài chính khác của xã được quy định như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về các hoạt động tài chính khác của xã như sau:
1. Hoạt động tài chính ngoài ngân sách của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của Ủy ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.
2. Các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ: gồm các khoản thu, chi thuộc nhiệm vụ do các tổ chức, cơ quan khác ủy thác xã thu hộ, chi hộ. Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện các khoản được ủy thác thu hộ, chi hộ theo chế độ quy định, mở sổ sách theo dõi riêng từng khoản và không được thực hiện thu, chi ngoài phạm vi được ủy thác.
Hoạt động tài chính ngoài ngân sách của các tổ chức Đảng, đoàn thể được quản lý theo điều lệ của từng tổ chức, không đưa vào ngân sách xã và không thuộc các hoạt động tài chính khác của Ủy ban nhân dân xã. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở xã phải cử người mở sổ sách theo dõi cụ thể từng khoản thu, chi; tự tổ chức thu, chi và thực hiện chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của từng tổ chức.
Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã được quy định như sau:
1. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã bao gồm các khoản thu, chi phát sinh từ các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm, hồ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi và các hoạt động sự nghiệp khác do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.
2. Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã được tổ chức quản lý thống nhất theo nguyên tắc:
a) Ủy ban nhân dân xã giao cho các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình của xã trực tiếp thực hiện từng loại hoạt động sự nghiệp. Các bộ phận, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Ủy ban nhân dân xã giao phải lập kế hoạch tài chính hằng năm, tính toán đầy đủ các khoản thu, các khoản chi; số phải nộp ngân sách xã hoặc số hỗ trợ từ ngân sách xã theo chế độ quy định (nếu có) trình Ủy ban nhân dân xã phê duyệt để thực hiện, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kế hoạch tài chính và kết quả tài chính hàng năm của từng hoạt động sự nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã giám sát các hoạt động sự nghiệp này;
b) Bộ phận tài chính, kế toán xã giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong việc tổ chức hạch toán và quyết toán thu, chi; thực hiện chế độ báo cáo tài Chính phù hợp với từng hoạt động, kiểm tra thường xuyên và đột xuất tình hình tài chính của các hoạt động này.
Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã bao gồm các khoản thu, chi phát sinh từ các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm, hồ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi và các hoạt động sự nghiệp khác do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?