Quy chuẩn về các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn nhà vệ sinh cho người lao động tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiết 2.18.11 Tiểu mục 2.18 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.18.11.1 Các công việc sử dụng sức người để vận chuyển, nâng, hạ hoặc giữ các vật nặng có nguy cơ cao gây ra các vấn đề về an toàn, sức khỏe đối với người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải có biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động có hại đối với người lao động như giảm trọng lượng vật nâng và (hoặc) sử dụng máy, thiết bị thi công cơ khí để thay thế.
2.18.11.2 Chất thải, phế thải trên công trường phải được loại bỏ hoặc xử lý đúng cách, tránh tồn đọng trên công trường để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng.
CHÚ THÍCH: Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Theo đó, quy chuẩn các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định theo pháp luật nêu trên.

Quy chuẩn về các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn về các yếu tố khác trong yếu tố có hại để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiết 2.19.1 Tiểu mục 2.19 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn phương tiện bảo vệ cá nhân trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.19.1.1 Ở những nơi làm việc có các yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm hoặc làm việc trong các điều kiện bất lợi, người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ cho người lao động các PTBVCN bao gồm quần, áo, giày ủng, mũ, găng tay và các loại dụng cụ, phương tiện cần thiết khác phù hợp với loại hình công việc, loại rủi ro theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH 1: Các quy định riêng về PTBVCN phù hợp với các loại hình công việc đã được nêu trong các mục tương ứng của quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH 2: Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
2.19.1.2 PTBVCN được chọn phải xét đến các nguyên tắc ec-gô-nô-my, phải phù hợp các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các QCVN và tổ chức có liên quan.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu cụ thể về các loại PTBVCN nêu tại các QCVN, bao gồm: QCVN 06:2012/BLĐTBXH (về Mũ an toàn công nghiệp), QCVN 08:2012/BLĐTBXH (về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi), QCVN 10:2012/BLĐTBXH (về Bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc), QCVN 15:2013/BLĐTBXH (về Giày hoặc ủng cách điện), QCVN 24:2014/BLĐTBXH, (về Găng tay cách điện); QCVN 27:2016/BLĐTBXH (về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn), QCVN 28:2016/BLĐTBXH (về Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn), QCVN 36:2019/BLĐTBXH (về PTBVCN - Giày ủng an toàn), QCVN 37:2019/BLĐTBXH (về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa) và các QCVN khác có liên quan.

Quy chuẩn nhà vệ sinh cho người lao động tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại Tiết 2.20.3 Tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn nhà vệ sinh cho người lao động tại công trường xây dựng như sau:

2.20.3.1 Nhà vệ sinh phải thông thoáng hoặc được thông gió đầy đủ;
2.20.3.2 Phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, định kỳ sát khuẩn, khử trùng; phải bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phù hợp với tình trạng thực tế của các trang thiết bị và số lượng người sử dụng.

Trân trọng!

Xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hiện hành năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng sản phẩm mũ bảo hộ lao động dùng trong xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng công trình đường sắt là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mức giá dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt
Hỏi đáp pháp luật
Ai có trách nhiệm kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào kiểm định chất lượng công trình để thực hiện bảo trì?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Hỏi đáp pháp luật
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phòng ngừa vật rơi trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng
1,047 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào