-
Công an nhân dân
-
Nghĩa vụ công an
-
Giấy chứng minh công an nhân dân
-
Công nghiệp an ninh
-
Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
-
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
-
Công nhân công an
-
Lực lượng công an nhân dân
-
Chức năng của Công an nhân dân
-
Cấp bậc hàm Công an nhân dân
-
Hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân
-
Chế độ đối với Công an nhân dân
-
Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất đối với thân nhân Công an nhân dân
-
Xây dựng Công an nhân dân
-
Những việc Công an nhân dân không được làm
-
Chính sách đối với Công an nhân dân

Làm việc để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân được tổ chức như thế nào?
- Tổ chức làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
- Làm việc với người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
- Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
Tổ chức làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
Tại Điều 15 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định tổ chức làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, theo đó:
1. Tổ xác minh gửi giấy mời hoặc các hình thức liên hệ khác, lựa chọn địa điểm thuận lợi để làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo có được để làm rõ nội dung tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin tài liệu mà mình có được.
2. Quá trình làm việc với người tố cáo phải bảo đảm bí mật về buổi làm việc, không để những người không có trách nhiệm biết về địa điểm, nội dung làm việc (trừ trường hợp người tố cáo không cần giữ bí mật). Nội dung làm việc với người tố cáo phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc; biên bản được lập ít nhất thành hai bản, giao một bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu một bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc và các thành viên khác của Tổ xác minh tham gia buổi làm việc ký biên bản và ghi rõ lý do người tố cáo không ký.
3. Trường hợp không làm việc trực tiếp được với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo.
Theo đó, tổ xác minh gửi giấy mời hoặc các hình thức liên hệ khác, lựa chọn địa điểm thuận lợi để làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo có được để làm rõ nội dung tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin tài liệu mà mình có được.
Làm việc để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân được tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm việc với người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
Theo Điều 16 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định làm việc với người bị tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, như sau:
1. Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định, có chữ ký của người bị tố cáo (hoặc đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị bị tố cáo), người chủ trì làm việc và được lập thành 02 bản, giao một bản cho người bị tố cáo (nếu người bị tố cáo yêu cầu) và lưu một bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
2. Trường hợp người bị tố cáo giải trình chưa rõ; thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề chưa rõ.
Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo:
1. Người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo.
2. Trường hợp cần thiết, Tổ xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định, có chữ ký của đại diện Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và được lập thành hai bản, một bản giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ (nếu có yêu cầu) và một bản lưu hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi thì lãi suất rút trước hạn tiền gửi xác định như thế nào?
- Phân bổ chi phí như thế nào khi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài gắn với hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp?
- Mua nhà chung cư sau 50 năm sẽ thế nào? Nhà chung cư giao dịch cần điều kiện gì?
- Con thương binh được miễn nghĩa vụ quân sự? Thủ tục xin miễn nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào?
- Được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm liên kết chung?