Ai đảm nhận trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ?
Trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ thuộc về ai?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Ai có trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Theo đó, trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ được quy định tại Điều 25 Luật Lưu trữ 2011 với nội dung như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ.
- Trường hợp tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ điều kiện bảo vệ, bảo quản tài liệu theo quy định trên thì được ký gửi tài liệu vào Lưu trữ lịch sử và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giải đáp về người có trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ.
Ai đảm nhận trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ? (Hình từ Internet)
Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ?
Tôi hiện đang công tác trong lĩnh vực văn thư. Tôi đang tìm hiểu về công tác lưu trữ. Tôi có thắc mắc liên quan tới vấn đề này mong được giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ được quy định như thế nào? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn!
Trả lời:
Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ được quy định tại Điều 32 Luật Lưu trữ 2011, theo đó:
1. Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
2. Xuất bản ấn phẩm lưu trữ.
3. Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử.
4. Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ.
5. Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu.
6. Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ được quy định như thế nào?
Mọi người hãy giải đáp giúp em thắc mắc sau đây: Sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Theo đó, tại Điều 33 Luật Lưu trữ 2011 có quy định về việc sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ như sau:
- Việc sao tài liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử thực hiện.
Người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ.
- Chứng thực lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang quản lý.
Cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
- Người được cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ phải nộp lệ phí.
- Bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ, giao dịch.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?
- Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?