Những trường hợp nào sẽ chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại?
Các trường hợp chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại?
Cho tôi hỏi theo quy định mới điều chỉnh về hoạt động của Thừa phát lại, thì Thừa phát lại sẽ chấm dứt việc thi hành án trong những trường hợp nào? Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
- Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
- Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.
Theo đó, Thừa phát lại phải chấm dứt việc thi hành án nếu thuộc các trường hợp được pháp luật quy định đã nêu trên.
Những trường hợp nào sẽ chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại khi tổ chức thi hành án có được yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu không?
Tôi đang tìm hiểu các quy định về hoạt động của Thừa phát lại để phục vụ cho công việc của mình, được biết Thừa phát lại cũng được quyền tổ chức thi hành án dân sự tương tự cơ quan thi hành án dân sự. Vậy cho tôi hỏi trong quá trình tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, thì có được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không? Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
- Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
- Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Thừa phát lại khi tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự không được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh thì phải làm gì?
Tôi đang tìm hiểu các quy định mới điều chỉnh về hoạt động của Thừa phát lại để phục vụ cho công việc. Tôi được biết Thừa phát lại được quyền xác minh điều kiện thi hành án ngoài địa bàn cấp tỉnh. Vậy cho hỏi nếu Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà có mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, thì có được phép xác minh không? Hay phải nhờ cơ quan thi hành án xác minh. Nhờ hỗ trợ!
Trả lời: Căn cứ Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Việc thi hành án đương nhiên kết thoúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
- Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
- ...
Theo đó trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:
- Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;
- Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
- Thông báo cho đương sự biết.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì khi có phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, thì Thừa phát lại phải chấm dứt thi hành án và chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành tổ chức thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?