Quy chuẩn về kiểm tra và bảo trì điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn kiểm tra và bảo trì điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.16.2 Tiểu mục 2.16 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn kiểm tra và bảo trì điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.16.2.1 Trước khi sử dụng, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định theo quy định tại 2.16.1.2 và 2.16.3.1 để đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho sử dụng.
2.16.2.2 Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng, vận hành thiết bị điện phải kiểm tra kỹ tình trạng bề ngoài thiết bị và dây dẫn điện; đặc biệt chú ý đến các dây dẫn điện trong quá trình sử dụng thường xuyên bị uốn, bị gập hoặc chịu các tác động vật lý khác và chỉ sử dụng, vận hành thiết bị điện khi ĐBAT.
2.16.2.3 Người lao động luôn phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện theo quy định; không được thực hiện các công việc ở bên trên hoặc ở gần các bộ phận không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện của các thiết bị điện đang hoạt động. Người sử dụng lao động phải bố trí người đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm tra, giám sát ĐBAT và cứu nạn khi cần thiết.
CHÚ THÍCH: Xem thêm quy định tại 2.16.2.8.
2.16.2.4 Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không bắt buộc phải luôn duy trì ở tình trạng có điện, phải tuân thủ các quy định sau:
a) Người quản lý an toàn điện phải ngắt điện, kiểm tra để chắc chắn là trong dây dẫn, thiết bị không còn điện sau khi đã ngắt điện;
b) Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa (biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để ngăn chặn việc đóng điện hoặc thiết bị khởi động ngoài chủ định;
c) Các dây dẫn điện, thiết bị điện phải được nối đất, có biển cảnh báo ”Đã nối đất” và xử lý đoản mạch;
d) Các bộ phận mang điện hoặc thiết bị điện đang hoạt động ở khu vực lân cận phải được bảo vệ phù hợp (bằng biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để tránh tiếp xúc ngẫu nhiên.
2.16.2.5 Sau khi hoàn thành các công việc liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện, việc cấp điện lại phải theo lệnh của người quản lý an toàn điện sau khi đã kiểm tra và xác nhận là đã xử lý đoản mạch, hệ thống nối đất và nơi làm việc ĐBAT.
2.16.2.6 Người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, tháo dỡ thiết bị điện, hệ thống điện phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và các PTBVCN an toàn điện (găng tay cao su, tấm hoặc thảm che chắn và những phương tiện khác) theo quy định tại 2.19 và quy định an toàn của ngành điện.
2.16.2.7 Dây dẫn điện, thiết bị điện phải luôn được xem là đang có điện; trừ trường hợp đã kiểm tra kỹ để chắc chắn là chúng không có điện.
2.16.2.8 Trường hợp bắt buộc phải thực hiện các công việc trong ở khu vực gần các bộ phận mang điện như dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện thì phải ngắt điện. Trong trường hợp không thể ngắt điện do yêu cầu vận hành thì việc cách ly cho các phần, bộ phận không được cách ly phải do người quản lý an toàn điện của nhà thầu (hoặc đơn vị cấp điện) trực tiếp thực hiện và phải đặt biển cảnh báo, chỉ dẫn về khoảng cách an toàn.
Như vậy, quy chuẩn kiểm tra và bảo trì điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định theo pháp luật nêu trên.
Quy chuẩn về kiểm tra và bảo trì điện trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn phương tiện giao thông sử dụng để vận chuyển chất nổ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiểu tiết 2.17.2.4 Tiết 2.17.2 Tiểu mục 2.17 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn phương tiện giao thông sử dụng để vận chuyển chất nổ trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.17.2.4 Phương tiện giao thông sử dụng để vận chuyển chất nổ phải:
a) Trong tình trạng hoạt động tốt và chỉ được phép vận hành theo lệnh;
b) Có sàn gỗ vững chắn hoặc sàn kim loại không phát ánh sáng;
c) Có cấu tạo phù hợp để ngăn ngừa chất nổ bị rơi ra ngoài;
d) Có tối thiểu 02 (hai) bình chữa cháy phù hợp;
đ) Được đánh dấu rõ ràng bằng một lá cờ có màu đỏ hoặc màu phù hợp với quy định; có chữ hoặc cách thức phù hợp khác để nhận biết chúng đang được sử dụng vận chuyển chất nổ.
2.17.2.5 Chất nổ, thiết bị kích nổ phải được vận chuyển riêng trong các thùng chứa chuyên dụng nguyên bản hoặc trong các thùng kín chuyên dụng bằng kim loại không phát ánh sáng.
2.17.2.6 Không được phép vận chuyển các loại chất nổ khác nhau trong cùng một thùng chứa.
2.17.2.7 Các thùng chứa phải được đánh dấu (hoặc dán nhãn) để nhận biết chính xác loại chất nổ được chứa bên trong.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?