Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan nào cấp?
Cơ quan nào cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định như trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan nào cấp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Tại Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
3. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
6. 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc đế đối chiếu hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm sẽ bao gồm các hồ sơ theo quy định như trên.
Trân trọng!
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan nào cấp?
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Mạc Duy Văn
Chia sẻ trên Facebook