Quy định về Quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí?
Quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 189/2016/TT-BTC việc quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí được quy định như sau:
1. Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT.
b) Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT.
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT.
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT.
e) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
Đối với việc quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, khi thu phí, lệ phí cơ quan thu được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Theo đó, tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau:
- Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT.
- Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT.
- Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT.
- Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT.
- Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
Đối với việc quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, khi thu phí, lệ phí cơ quan thu được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
Quy định về Quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí? (Hình từ Internet)
Kê khai, nộp phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 189/2016/TT-BTC việc kê khai, nộp phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải được quy định như sau:
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 7 Thông tư này và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Quản lý và sử dụng phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 189/2016/TT-BTC việc quản lý và sử dụng phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải được quy định như sau:
1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp Luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?