Quy chuẩn về nổ mìn dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn nổ mìn dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.14.6 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn nổ mìn dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.14.6.1 Việc lưu kho, vận chuyển, sử dụng chất nổ, thuốc nổ và các thiết bị kèm theo, loại bỏ chất nổ và các công việc khác có liên quan đến thi công sử dụng chất nổ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các QCVN có liên quan và các quy định tại 2.17.
2.14.6.2 Việc nổ mìn dưới nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1) hoặc chuyên gia nổ mìn dưới nước có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2.14.6.3 Chất nổ, thiết bị kích nổ sử dụng cho nổ mìn dưới nước phải được lựa chọn, thiết kế và chế tạo để không bị ngấm nước trong suốt thời gian sử dụng.
2.14.6.4 Chỉ sử dụng các kíp nổ ngầm dưới nước có sức căng thấp (low-tension submarine detonators) và phải là loại chuyên dụng cho nổ mìn dưới nước.
2.14.6.5 Dây dẫn điện và cầu chì phải được bảo vệ để không bị hư hại do tác động của sóng, dòng chảy.
2.14.6.6 Dây dẫn điện phải là loại được cách điện và có hai lõi cáp.
2.14.6.7 Vật liệu, bộ phận cách điện của các mối nối trong dây dẫn điện phải là loại kín nước.
2.14.6.8 Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thợ lặn không gặp nguy hiểm do các nguy cơ sau:
a) Thiết bị nổ mìn bị mắc kẹt hoặc hư hỏng;
b) Dây dẫn điện hoặc cầu chì bị lôi, kéo; bị gấp khúc do bị gập, uốn, xoắn;
c) Đường ống cấp khí hoặc dây cứu sinh của thợ lặn bị vướng, mắc vào dây kích nổ, cầu chì, khối nổ.
2.14.6.9 Khối nổ, kíp nổ gắn kèm phải được chuẩn bị trước trên mặt nước.
2.14.6.10 Dây kích nổ phải được đảm bảo giữ chắc chắn tại vị trí nổ mìn bằng cách treo buộc với vật nặng hoặc có biện pháp phù hợp khác.
2.14.6.11 Vùng nguy hiểm (khu vực chịu ảnh hưởng của vụ nổ) phải được nhận diện rõ ràng trên mặt nước bằng phao dây cùng với cờ hiệu (hoặc biện pháp hiệu quả khác) và phải có biện pháp bảo vệ chống xâm nhập.
2.14.6.12 Dây kích nổ chỉ được sử dụng một lần và mỗi dây kích nổ chỉ được phép có một công tắc (cò).
2.14.6.13 Cấm kích nổ trước khi đã kiểm tra và đảm bảo:
a) Thợ lặn đã lên khỏi mặt nước và ra khỏi vùng nguy hiểm;
b) Các khối nổ không bị thợ lặn vô tình làm xê dịch vị trí so với quy định;
c) Tất cả người, thiết bị nổi đã di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm;
d) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, cứu nạn.
Việc nổ mìn dưới nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1) hoặc chuyên gia nổ mìn dưới nước có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Quy chuẩn về nổ mìn dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn hàn, cắt kim loại dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.14.7 Tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn hàn, cắt kim loại dưới nước trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.14.7.1 Chỉ những người thợ lặn đã được huấn luyện, đào tạo về công việc hàn, cắt dưới nước (sau đây viết gọn là thợ hàn dưới nước) mới được thực hiện các công việc này dưới nước.
2.14.7.2 Thiết bị sử dụng để hàn, cắt dưới nước phải là loại được kiểm định an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2.14.7.3 Khi hàn, cắt trong các không gian kín (trong thùng, khoang kín, trong các vật thể hoặc cấu trúc rỗng) hoặc trong không gian hạn chế, phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự hình thành hỗn hợp khí gây cháy, nổ.
2.14.7.4 Khi hàn, cắt sử dụng oxy và nhiên liệu lỏng (xăng hoặc các nhiên liệu khác), phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn cháy trên bề mặt do nhiên liệu thoát ra từ đầu đốt.
2.14.7.5 Các thùng chứa nhiên liệu phải được chế tạo, vận chuyển, sử dụng phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại 2.1.8, 2.18.4 và các quy định khác có liên quan của quy chuẩn này về bảo quản, sử dụng và xử lý với các chất cháy, chất nguy hiểm độc hại.
2.14.7.6 Trang phục, mũ bảo hiểm, găng tay của thợ hàn dưới nước khi hàn, cắt bằng hồ quang điện phải là loại cách điện.
2.14.7.7 Phải sử dụng dòng điện một chiều để hàn, cắt dưới nước trừ trường hợp bất khả kháng.
2.14.7.8 Người trợ giúp phải ngắt điện máy hàn ngay lập tức khi thiết bị làm việc không ổn định hoặc có dấu hiệu hỏng, trục trặc hoặc trong trường hợp khẩn cấp.
2.14.7.9 Dây dẫn điện, bộ phận đấu nối điện, điện cực và giá đỡ điện cực phải được cách điện bằng vật liệu cách nước.
2.14.7.10 Chỉ được phép thay đổi điện cực nếu giá đỡ điện cực bị hỏng và người trợ giúp đã thông báo cho thợ hàn dưới nước được biết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?