Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Thuyền viên trên tàu biển Việt Nam trực ca được quy định như thế nào?
Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động của các thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Một trong những hoạt động quan trọng trên tàu biển Việt Nam là trực ca. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 31 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, theo đó:
1. Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức việc trực ca 24 giờ trong ngày. Đại phó, thuyền phó hành khách và máy trưởng có trách nhiệm giúp thuyền trưởng kiểm tra việc tổ chức thực hiện trực ca trên tàu của bộ phận mình phụ trách theo quy định.
2. Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên và phải được duy trì một cách thích hợp, hiệu quả để đảm bảo an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ:
a) Thời gian trực ca biển là 04 giờ và mỗi ngày trực 02 ca cách nhau 08 giờ; trường hợp có thay đổi múi giờ thì thời gian trực ca biển do thuyền trưởng quyết định;
b) Thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.
3. Thuyền viên trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Không được bỏ vị trí hoặc bàn giao ca trực cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sỹ quan trực ca;
b) Khi có báo động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác thay thế mới được rời khỏi vị trí đến nơi quy định theo bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp;
c) Trong thời gian trực ca phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực vào sổ nhật ký của bộ phận mình theo quy định;
d) Nghiêm cấm thuyền viên làm những việc khác không thuộc nhiệm vụ của ca trực.
4. Việc giao ca phải được tiến hành tại nơi trực ca. Sỹ quan trực ca phải nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. Các thuyền viên khác nhận ca ít nhất 5 phút trước khi ca trực bắt đầu. Thuyền viên giao ca phải thông báo cho thuyền viên nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. Thuyền viên thay ca chỉ được nhận ca khi đã đánh giá được hết tình trạng của tàu. Trường hợp tàu đang thực hiện bất cứ hành động nào để tránh nguy hiểm thì việc thay ca chỉ được thực hiện khi hành động nói trên đã hoàn thành.
Trong trường hợp thuyền viên giao ca có lý do thấy rằng thuyền viên nhận ca không có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca một cách hiệu quả thì không giao ca trực cho thuyền viên nhận ca đó đồng thời thông báo cho thuyền trưởng biết.
5. Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật và điều kiện khai thác của tàu, thuyền trưởng quy định cụ thể chế độ trực ca cho thuyền viên thuộc bộ phận thông tin vô tuyến, máy lạnh và bộ phận kỹ thuật điện của tàu.
Trên đây là tư vấn về trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của chủ tàu trong đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên
Trách nhiệm của chủ tàu trong đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Lam hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu về tàu biển Việt Nam và hoạt động của các thuyền viên trên tàu. Theo như tôi biết thì các thuyền viên phải được đăng ký và cấp Sổ thuyền viên. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi trách nhiệm của chủ tàu trong đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Trách nhiệm của chủ tàu trong đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, theo đó:
a) Bố trí chức danh thuyền viên làm việc trên tàu và xác nhận đầy đủ, chính xác việc bố trí chức danh thuyền viên trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận;
b) Khai báo ngày xuống, rời tàu và việc bố trí chức danh cho thuyền viên làm việc trên tàu do mình quản lý bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của chủ tàu trong đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Hằng hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi đang tìm hiểu về tàu biển Việt Nam và hoạt động trên tàu. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 45 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, theo đó:
1. Thời gian biểu sinh hoạt trên tàu do thuyền trưởng quy định. Trong trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có thể thay đổi thời gian biểu này cho phù hợp với công việc và điều kiện thời tiết của từng mùa, từng khu vực.
2. Thuyền viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sinh hoạt của tàu và phải thực hiện đúng chế độ vệ sinh, phòng bệnh trên tàu. Buồng ở của thuyền viên, phòng làm việc, câu lạc bộ, hành lang, cầu thang, buồng tắm, buồng vệ sinh và các nơi công cộng khác, phải bảo đảm luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
3. Nghiêm cấm việc đánh bạc, sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện bị cấm, các hình thức sinh hoạt không lành mạnh khác ở trên tàu.
4. Hạn chế sử dụng chất có cồn, giới hạn mức độ không vượt quá 0,05% nồng độ cồn trong máu hoặc 0,25mg/l nồng độ cồn trong hơi thở.
5. Việc sinh hoạt, giải trí trên tàu chỉ được tiến hành đến 22h00 trong ngày, trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quy định.
Trên đây là tư vấn về sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?