Hành nghề công chứng bao nhiêu năm mới được làm Trưởng văn phòng công chứng?
Bao nhiêu năm hành nghề công chứng mới được làm Trưởng văn phòng công chứng?
Trường hợp đã hành nghề công chứng được 03 năm và là công chứng viên hợp danh của văn phòng công chứng. Như vậy, hành nghề công chứng bao nhiêu năm mới được làm Trưởng văn phòng Công chứng?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Như vậy, trường hợp trên đã hành nghề hơn 02 năm và là công chứng viên hợp danh của Văn phòng thì đủ điều kiện để trở thành Trưởng văn phòng công chứng.
Hành nghề công chứng bao nhiêu năm mới được làm Trưởng văn phòng công chứng? (Hình từ Internet)
Tập sự hành nghề công chứng tại công ty đấu giá có được không?
Tôi sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng, về tập sự hành nghề tại công ty đấu giá có được không? Vì tôi đang làm hợp đồng tại đó, hay bắt buộc phải tập sự hành nghề tại phòng công chứng?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về việc tập sự hành nghề công chứng như sau:
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Theo quy định nêu trên thì khi đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng, bạn phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Do đó bạn không được tập sự hành nghề công chứng tại công ty đấu giá.
Khi công chứng thì điểm chỉ bằng ngón tay nào?
Không biết quy định pháp luật về công chứng quy định điểm chỉ phải sử dụng ngón tay nào? Có quy định cụ thể không hay ngón nào cũng được. Nhờ tư vấn.
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định:
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo quy định này thì trường hợp được điểm chỉ thay thế cho việc ký thì người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, ngón trỏ phải là ngón bắt buộc khi điểm chỉ công chứng. Nếu không thể sử dụng ngón trỏ phải thì thứ tự ưu tiên là ngón trỏ trái. Trường hợp cả hai ngón này đều không thể dùng để điểm chỉ thì các ngón còn lại mới được sử dụng (phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?