Quy chuẩn về thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.10.1 Tiểu mục 2.10 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.10.1.1 Công việc lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu, KCCĐT phải do người lao động đã được đào tạo, huấn luyện thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát các công việc liên quan đến KCCĐT xem quy định tại 2.3.
CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát lắp dựng và tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
CHÚ THÍCH 3: Các loại cấu kiện, kết cấu bao gồm: Cột, dầm, sàn, khung, giàn, tấm tường chịu lực và các cấu kiện, kết cấu khác là các bộ phận chịu lực của công trình. Các cấu kiện, kết cấu có thể là kết cấu thép, kết cấu tiền chế (bê tông cốt thép, hỗn hợp thép - bê tông, thép, gỗ hoặc các vật liệu khác).
CHÚ THÍCH 4: Các loại cấu kiện phi kết cấu bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại sau đây: Cấu kiện sử dụng để bao che (tấm tường kính, tấm tường bao che ngoài bằng các vật liệu khác); tấm tường ngăn chia không gian; các loại cấu kiện, vật thể, thiết bị được gắn hoặc đặt, treo trên công trình (bản thang, thang leo bằng sắt, cầu đi bộ giữa các tòa nhà, mô đun buồng vệ sinh, tháp tải nhiệt, cột ăng ten, khung biển quảng cáo và các cấu kiện tương tự khác).
2.10.1.2 Các biện pháp phòng ngừa đầy đủ phải được thực hiện để ĐBAT cho người lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc sử dụng KCCĐT để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm do kết cấu đang lắp dựng (hoặc tháo dỡ) bị yếu hoặc mất ổn định, nguy cơ do điện, nguy cơ ngã cao, nguy cơ mất an toàn khi thực hiện nâng, hạ các cấu kiện, kết cấu và việc không sử dụng các PTBVCN.
CHÚ THÍCH 1: Các công việc có liên quan đến KCCĐT thực hiện theo quy định tại 2.3.
CHÚ THÍCH 2: Các công việc có liên quan đến sử dụng thiết bị nâng và các thiết bị khác xem quy định tại 2.4 và các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH 3: Các công việc liên quan đến sử dụng giàn giáo, PTBVCN xem quy định tại 2.2, 2.19 và các quy định khác có liên quan trong quy chuẩn này.
2.10.1.3 Trước khi lắp dựng cấu kiện, kết cấu, người sử dụng lao động phải căn cứ điều kiện thực tế (mặt bằng, khả năng của các thiết bị, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, điều kiện thời tiết và các nội dung khác có liên quan), hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật cho công việc lắp dựng để lập kế hoạch, biện pháp thi công và biện pháp ĐBAT.
2.10.1.4 Trước khi tháo dỡ cấu kiện, kết cấu của công trình sử dụng kết cấu tiền chế, người sử dụng lao động phải căn cứ điều kiện thực tế (mặt bằng, khả năng của các thiết bị, các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, điều kiện thời tiết, tình trạng hoặc KNCL của các liên kết, cấu kiện, kết cấu), hồ sơ hoàn công công trình (và các thay đổi nếu có liên quan đến kích thước, tải trọng các cấu kiện, kết cấu) để lập kế hoạch, biện pháp thi công và biện pháp ĐBAT.
CHÚ THÍCH: Đối với công việc tháo dỡ, phải đặc biệt lưu ý trình tự tháo dỡ và biện pháp chống đỡ để ngăn ngừa sụp đổ cấu kiện, kết cấu đang tháo dỡ.
2.10.1.5 Tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
a) Hướng dẫn đầy đủ cho người lao động (theo nhiệm vụ được giao) về các phương pháp, biện pháp, trình tự thực hiện công việc;
b) Bố trí đủ nhân lực và có các quy định cụ thể về phối hợp khi thực hiện công việc;
c) Cung cấp các phương tiện, thiết bị cần thiết cho việc vận chuyển, lưu trữ, nâng, hạ và lắp dựng (hoặc tháo dỡ) cấu kiện, kết cấu.
2.10.1.6 Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng lao động phải tổ chức họp bàn, trao đổi với tất cả những người có liên quan (người được giao nhiệm vụ lắp đặt trực tiếp, người quản lý thi công, quản lý an toàn, người vận hành thiết bị nâng và những người có liên quan) để thảo luận và xác nhận các nội dung, yêu cầu cho việc ĐBAT khi thực hiện công việc.
2.10.1.7 Việc lắp dựng, tháo dỡ các cấu kiện phi kết cấu phải tuân thủ các quy định sau:
a) Nếu các cấu kiện phi kết cấu có trọng lượng hoặc kích thước lớn và cần sử dụng các thiết bị nâng thì phải thực hiện theo các quy định tại 2.10.1, 2.10.2 và 2.10.3;
b) Nếu các cấu kiện phi kết cấu có trọng lượng hoặc kích thước nhỏ, không phải sử dụng các thiết bị nâng thì phải thực hiện theo các quy định tại 2.10.1, quy định về sử dụng giàn giáo và thang tại 2.2, quy định về làm việc trên cao tại 2.7 và các quy định khác có liên quan đến ĐBAT quy định trong quy chuẩn này.
Như vậy, quy chuẩn thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định theo pháp luật nêu trên.
Quy chuẩn về thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn sàn tạm để thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.10.3 Tiểu mục 2.10 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn sàn tạm để thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.10.3.1 Trong trường hợp các sàn đang thi công có các lỗ mở hoặc khoảng hở lớn thì phải bịt kín các khoảng hở này bằng sàn tạm (sử dụng tấm cứng hoặc biện pháp tương tự) để ĐBAT cho người lao động.
2.10.3.2 Các sàn tạm, các bộ phận che chắn ĐBAT phải được duy trì trong suốt quá trình thi công và chỉ được dỡ bỏ nếu thực sự cần thiết để tiếp tục các công việc khác nhưng phải có biện pháp ĐBAT thay thế.
2.10.3.3 Trong trình tự thi công phải ưu tiên hoàn thành sớm các kết cấu sàn cố định để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn.
Quy chuẩn sàn tạm để thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
- Trong trường hợp các sàn đang thi công có các lỗ mở hoặc khoảng hở lớn thì phải bịt kín các khoảng hở này bằng sàn tạm (sử dụng tấm cứng hoặc biện pháp tương tự) để ĐBAT cho người lao động.
- Các sàn tạm, các bộ phận che chắn ĐBAT phải được duy trì trong suốt quá trình thi công và chỉ được dỡ bỏ nếu thực sự cần thiết để tiếp tục các công việc khác nhưng phải có biện pháp ĐBAT thay thế.
- Trong trình tự thi công phải ưu tiên hoàn thành sớm các kết cấu sàn cố định để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?