Quy chuẩn về làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Quy chuẩn làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.9.3 Tiểu mục 2.9 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.9.3.1 Vách ngăn (bulkhead) để ngăn khoang làm việc với các khu vực có áp suất thấp hơn phải có đủ độ bền để chịu được áp lực tối đa lên nó.
2.9.3.2 Để ngăn ngừa nguy hiểm bị ngập, lụt nhanh do nước hoặc vật liệu khác tràn vào, trong trường hợp cần thiết phải bố trí vách ngăn ở vị trí đủ gần mặt đào hoặc khiên đào nhằm đảm bảo cho người lao động có thể thoát nạn khẩn cấp.
2.9.3.3 Trong các đường hầm có nguy cơ nước hoặc vật liệu khác tràn vào, các vách ngăn an toàn phải được bố trí trong phạm vi 60 m tính từ mặt đào.
2.9.3.4 Khi sử dụng máy nén khí chạy điện, phải có máy nén khí dự phòng khi mất điện. Máy nén khí dự phòng phải đảm bảo cung cấp được ít nhất 50% lượng không khí theo yêu cầu.
2.9.3.5 Khi sử dụng máy nén khí loại không chạy điện, một nguồn cấp năng lượng chỉ được phép cấp cho tối đa không quá 50% tổng số máy nén khí.
2.9.3.6 Mỗi đường dẫn khí phải được trang bị kèm theo một thiết bị (máy) nhận khí, một van ngừng, một van giảm áp và một van một chiều lắp gần thiết bị điều áp.
2.9.3.7 Việc cấp không khí từ thiết bị nhận khí đến khoang làm việc phải được thực hiện bằng các đường ống cấp khí kép.
2.9.3.8 Trên đường ống riêng dẫn từ khoang làm việc đi qua vách ngăn ra không khí bên ngoài, phải lắp đặt một van an toàn (loại điều chỉnh được) ở bên ngoài vách ngăn.
2.9.3.9 Ngoài việc sử dụng thiết bị điều áp, buồng điều áp, trong các đường hầm nên bố trí hệ thống điều áp khẩn cấp đủ khả năng cứu nạn cho toàn bộ người lao động của một ca làm việc.
2.9.3.10 Phải lắp đặt buồng điều áp phù hợp khi người lao động làm việc trong môi trường khí nén ở các đường hầm có áp suất không khí vượt quá 1,0 bar.
2.9.3.11 Bên trong các đường hầm có đường kính hoặc chiều cao từ 5 m trở lên, phải lắp đặt đường vượt trên cao (gangway) nối từ mặt đào đến buồng điều áp (hoặc thiết bị điều áp) gần nhất. Đường vượt trên cao phải đảm bảo chiều cao thông thủy tối thiểu là 1,8 m.
2.9.3.12 Trong đường hầm, phải bố trí đường ống cấp nước đến khoang làm việc với đầy đủ các đầu cấp trong phạm vi không quá 30 m tính từ mặt đào.
2.9.3.13 Khi thực hiện nổ mìn trong đường hầm ở môi trường khí nén, phải tuân thủ các quy định tại 2.17 và các quy định sau:
a) Chỉ những người được giao nhiệm vụ thực hiện việc nổ mìn mới được phép ở trong khoang làm việc trong khi đang nạp thuốc nổ vào các lỗ khoan;
b) Sau khi hoàn thành việc nổ mìn, không được phép vào khoang làm việc trước khi khói, bụi đã hết.
Theo đó, quy chuẩn làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy chuẩn về làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn ván khuôn và thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.11.1 Tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn ván khuôn và thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.11.1.1 Đối với các công trình có kết cấu hoặc một phần kết cấu sử dụng bê tông đổ tại chỗ, công việc chống đỡ tạm (bao gồm cả ván khuôn), công việc thi công bê tông phải do những người lao động được đào tạo, huấn luyện theo đúng loại công việc có liên quan thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền giám sát ván khuôn và KCCĐT quy định tại 2.3.
CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát thi công kết cấu sử dụng bê tông phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
CHÚ THÍCH 3: Các công trình sử dụng kết cấu bê tông đổ tại chỗ và kết cấu tiền chế, công việc lắp dựng kết cấu thực hiện theo quy định tại 2.10.
2.11.1.2 Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ĐBAT cho người lao động và phải đặc biệt chú ý đến: Công việc chống đỡ tạm để ngăn ngừa các nguy hiểm phát sinh do kết cấu yếu hoặc mất ổn định; nguy cơ do ngã cao; nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy và thiết bị để gia công thép, cốt thép, vận chuyển và đổ bê tông, kéo cáp ứng lực trước; nguy cơ cháy khi sử dụng máy hàn và các loại máy gia nhiệt khác; nguy cơ mất an toàn điện khi đổ bê tông.
2.11.1.3 KCCĐT (bao gồm cả ván khuôn) phải thực hiện theo các quy định tại 2.3 và các quy định bổ sung đối với công việc ván khuôn tại 2.11.2.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?