Trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng thì quy chuẩn thi công đường ống ngầm được quy định như thế nào?
Quy chuẩn thi công đường ống ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.8.9 Tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thi công đường ống ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.8.9.1 Trước khi thi công, cần thực hiện khoan thử trên tuyến ống để xác nhận về sự có mặt của các túi khí hoặc mạch nước ngầm.
2.8.9.2 Phải lắp đặt hệ thống thông gió trong đường ống ngầm.
2.8.9.3 Trường hợp lắp đặt đường ống ở khu vực có nước ngầm, phải có cửa chống ngập ở cuối đường ống.
2.8.9.4 Phải có các phương tiện liên lạc phù hợp, đảm bảo tin cậy giữa người bên trong và ngoài đường ống.
2.8.9.5 Phải có biện pháp thoát nạn nhanh chóng để người lao động ra khỏi đường ống trong trường hợp khẩn cấp.
2.8.9.6 Phải có biện pháp cứu nạn những người ở trong đường ống khi họ gặp nguy hiểm và không thể tự di chuyển đến nơi an toàn.
Quy chuẩn thi công đường ống ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
- Trước khi thi công, cần thực hiện khoan thử trên tuyến ống để xác nhận về sự có mặt của các túi khí hoặc mạch nước ngầm.
- Phải lắp đặt hệ thống thông gió trong đường ống ngầm.
- Trường hợp lắp đặt đường ống ở khu vực có nước ngầm, phải có cửa chống ngập ở cuối đường ống.
- Phải có các phương tiện liên lạc phù hợp, đảm bảo tin cậy giữa người bên trong và ngoài đường ống.
- Phải có biện pháp thoát nạn nhanh chóng để người lao động ra khỏi đường ống trong trường hợp khẩn cấp.
- Phải có biện pháp cứu nạn những người ở trong đường ống khi họ gặp nguy hiểm và không thể tự di chuyển đến nơi an toàn.
Trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng thì quy chuẩn thi công đường ống ngầm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy chuẩn cốp-phơ-đem, cai-sờn và làm việc trong môi trường khí nén trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Tại Tiết 2.9.1 Tiểu mục 2.9 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn cốp-phơ-đem, cai-sờn và làm việc trong môi trường khí nén trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:
2.9.1.1 Đối với cốp-phơ-đem và cai-sờn, công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, kiểm tra, thử nghiệm (nếu thiết kế quy định), kiểm định (nếu có theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền), nghiệm thu, quan trắc, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ (với cốp-phơ-đem), lưu trữ hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (như áp dụng cho các công trình xây dựng) và các quy định trong quy chuẩn này.
2.9.1.2 Cốp-phơ-đem và cai-sờn phải:
a) Được thi công, chế tạo, lắp đặt đúng thiết kế, sử dụng vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp và có đủ độ bền (theo yêu cầu sử dụng);
b) Được lắp đặt đầy đủ các thiết bị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo người lao động được an toàn kể cả trong trường hợp bị nước hoặc vật liệu khác tràn vào;
c) Bố trí đường tiếp cận nơi làm việc phải ĐBAT cho người lao động.
2.9.1.3 Công việc chế tạo, định vị, lắp đặt, sửa chữa, tháo dỡ của cốp-phơ-đem hoặc cai-sờn phải được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý thi công, an toàn của nhà thầu và (hoặc) người thiết kế (khi có vấn đề liên quan đến thiết kế) và người giám sát xây dựng, an toàn của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC); có kinh nghiệm về cốp-phơ-đem, cai-sờn.
2.9.1.4 Chỉ cho phép người vào làm việc trong cốp-phơ-đem hoặc cai-sờn sau khi đã được người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) kiểm tra và xác nhận ĐBAT. Kết quả kiểm tra phải được lưu lại.
2.9.1.5 Người lao động làm việc trong môi trường khí nén phải được kiểm tra y tế và xác nhận phù hợp với công việc được giao; phải được đào tạo và hướng dẫn rõ ràng (có tài liệu dạng tờ rơi) về các biện pháp phòng ngừa bắt buộc phải thực hiện có liên quan đến các công việc thực hiện trong môi trường khí nén.
2.9.1.6 Chỉ cho phép người lao động phù hợp quy định tại 2.9.1.5 làm việc trong môi trường khí nén dưới sự giám sát liên tục của người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) về các hoạt động và tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần).
2.9.1.7 Không cho phép bất cứ người nào vào làm việc trong môi trường có áp suất vượt quá 2,5 bar, trừ những người được đào tạo chuyên nghiệp để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp (ví dụ: thực hiện các hoạt động cứu nạn, xử lý sự cố) và có các PTBVCN chuyên dụng.
2.9.1.8 Đối với mỗi ca làm việc, hồ sơ chứa các thông tin về thời gian mà người lao động đã làm việc trong khoang (buồng) có khí nén và thời gian thực hiện giảm áp của họ phải được giữ lại.
2.9.1.9 Nếu áp suất không khí tại nơi làm việc vượt quá 1,0 bar, việc kiểm tra y tế cho người lao động phải được thực hiện trong vòng 04 (bốn) tuần trước khi giao nhiệm vụ cho họ làm việc.
2.9.1.10 Người lao động làm việc liên tục trong môi trường khí nén có áp suất dưới 1,0 bar phải được kiểm tra lại về y tế định kỳ hai tháng một lần và nếu môi trường làm việc có áp suất cao hơn thì thời gian giữa các kỳ kiểm tra lại về y tế sẽ phải ngắn hơn.
2.9.1.11 Người lao động không làm việc trong môi trường khí nén trong một giai đoạn 10 (mười) ngày hoặc nhiều hơn, hoặc do bị ốm, hoặc các lý do khác phải được kiểm tra lại về y tế trước khi được phép quay lại làm việc. Những người này phải được sắp xếp để làm việc trong môi trường khí nén một cách từ từ (từng bước, theo cấp độ tăng dần).
2.9.1.12 Đối với các dự án có người lao động làm việc trong môi trường khí nén, chủ đầu tư hoặc người sử dụng lao động phải đảm bảo luôn có người làm công tác y tế và cứu nạn.
CHÚ THÍCH: Người làm công tác y tế công trường là bác sĩ, y tá hoặc người làm nhiệm vụ sơ cứu được đào tạo, có kinh nghiệm với công việc và các loại thiết bị y tế chuyên dụng được sử dụng trong môi trường khí nén.
2.9.1.13 Khi người lao động làm việc trong môi trường khí nén với áp suất vượt quá 1,0 bar, người sử dụng lao động phải thông báo cho bệnh viện ở gần nơi làm việc nhất, tên và địa chỉ (gồm cả số điện thoại và phương tiện liên lạc hiệu quả khác) của người làm công tác y tế thực hiện giám sát y tế tại công trường.
2.9.1.14 Những người làm việc trong môi trường khí nén có áp suất vượt quá 1,0 bar phải có thẻ nhận diện đeo trên người để xác nhận người đó được phép làm việc trong môi trường khí nén và có thông tin về vị trí của buồng điều áp (medical lock) tại nơi làm việc.
CHÚ THÍCH: Thẻ nhận diện phải ghi rõ là người đeo thẻ phải được đưa đến buồng điều áp và không đưa đến bệnh viện nếu người đó bị mệt.
2.9.1.15 Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nhà (hoặc phòng) nghỉ tạm có ghế ngồi cho người lao động làm việc trong môi trường khí nén để nghỉ sau khi thực hiện giảm áp.
2.9.1.16 Không cho phép bất kỳ người nào chưa từng làm việc trong môi trường khí nén vào trong môi trường khí nén, trừ trường hợp họ ở trong thiết bị điều áp (man lock) cùng với người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) và có kinh nghiệm hoặc người làm công tác y tế hướng dẫn họ về các hành động phù hợp (kể cả xử lý các tình huống) trong quá trình bị nén.
2.9.1.17 Trong quá trình tăng áp, người vận hành thiết bị không được tăng áp suất lên quá 0,25 bar cho đến khi chắc chắn rằng không có ai cảm thấy khó chịu; sau đó, áp suất chỉ được phép tăng lên với tốc độ không quá 0,5 bar mỗi phút.
2.9.1.18 Trong quá trình tăng áp, khi có bất kỳ người nào cảm thấy khó chịu, phải ngừng việc tăng áp và áp suất phải được giảm từ từ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?