Trường hợp bị chảy máu cam không thể tham gia nghĩa vụ quân sự?

Người bị chảy máu cam không thể tham gia nghĩa vụ quân sự? Tật co rút hai ngón tay có được đi nghĩa vụ quân sự không? Giãn tĩnh mạch ở chân có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Người bị chảy máu cam không thể tham gia nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định:

Chảy máu cam:
- Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ: Điểm 4
- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình: Điểm 5
- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng: Điểm 6

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp bị chảy máu cam thì sẽ có sức khỏe loại 4, 5, 6.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp bị chảy máu cam sẽ không đủ các điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Người bị chảy máu cam không thể tham gia nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Tật co rút hai ngón tay có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Thứ nhất, về trường hợp chưa tốt nghiệp THCS thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân, trong đó quy định về tiêu chuẩn văn hóa của công dân như sau:

Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Theo như quy định trên, trong một số trường hợp vẫn có thể tuyển quân có trình độ cấp tiểu học trở lên. Cho nên trường hợp của cháu chưa tốt nghiệp trung học cơ sở vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

Thứ hai, bị tật co rút ngón tay cái và ngón út thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định:

Co rút ngón tay, ngón chân: Co rút từ 1 - 2 ngón tay hoặc ngón chân: Điểm 5

Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp bị tật co rút ngón tay cái và ngón út (2 ngón tay) sẽ có sức khỏe loại 5.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, người bị tật co rút ngón tay cái và ngón út (2 ngón tay) có sức khỏe loại 5 thì không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tổng hợp các quy định nêu trên thì con của bạn do không đảm bảo điều kiện về sức khỏe cho nên sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Giãn tĩnh mạch ở chân có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

Giãn tĩnh mạch chân (Varice):
- Chưa thành búi: Điểm 3
- Đã thành búi, chạy nhảy đi lại nhiều thì căng, tức: Điểm 4

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp giãn tĩnh mạch chân tùy theo mức độ thì sẽ có sức khỏe loại 3 hoặc 4.

Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, nếu trường hợp bị giãn tĩnh mạch chân chưa thành búi được xác định là sức khỏe loại 3 thì vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trân trọng!

Nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày xuất ngũ năm 2025 là ngày nào? Ai là người có thẩm quyền quyết định xuất ngũ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngắn gọn mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Thông tư 105?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra sức khỏe cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hồ Chí Minh có chỉ thị gọi công dân nhập ngũ, ưu tiên tuyển con em cán bộ, có năng khiếu thể dục thể thao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
544 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào